Đặt mâm cỗ cúng ông Công ông Táo ở đâu là chuẩn nhất?
Cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp là một tập tục truyền thống của người Việt. Thế nhưng không phải ai cũng biết cách đặt mâm cỗ cũng đúng chuẩn nhất.
Đặt mâm cỗ cúng ông Công ông Táo ở đâu là chuẩn nhất?
Ông Công ông Táo là các vị thần bếp trông nom cuộc sống của toàn bộ gia đình. Thần Táo quân gồm ba vị định đoạt phước cho gia đình: một bà Táo và hai ông Táo.
Theo quan niệm dân gian Việt Nam từ bao đời nay, cứ vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm, Táo quân lại cưỡi cá chép bay về thiên đình để trình báo mọi việc của gia đình dưới hạ giới xảy ra trong một năm với Ngọc hoàng. Vì thế mà có tục cúng tiễn ông Công ông Táo về chầu trời.
Trong văn hóa của người Việt, ông Công là thần thổ công cần được cúng trên bàn thờ chính trong nhà. Ông Táo là vị thần trông coi việc bếp núc, vì vậy lễ cúng cần được tiến hành ở dưới bếp.
Tuy nhiên, theo chuyên gia nghiên cứu tâm linh, việc cúng lễ như vậy là không đúng. Theo truyền thống, tất cả các vị này đều cần được thờ phụng trên ban thờ chính của gia đình. Hơn nữa, bếp là nơi đun nấu, không phải nơi cúng lễ. Mâm cỗ cúng 23 tháng Chạp cần được thực hiện ở nơi sạch sẽ, trang nghiêm nhất trong nhà.
Lễ vật mâm cúng
Theo truyền thống, người dân vào ngày 23 tháng Chạp sẽ chuẩn bị một mâm cỗ mặn để cúng ông Công ông Táo bao gồm:
- 1 đĩa gạo, 1 đĩa muối, 5 lạng thịt vai luộc, 1 bát canh rau củ, 1 đĩa xào, 1 đĩa giò, 1 đĩa xôi gấc, 1 đĩa hoa quả, 1 ấm trà sen.
- 3 con cá chép sống, 3 chén rượu, 1 quả cau, lá trầu, 1 lọ hoa cúc, 1 tập giấy tiền, vàng mã, bộ mũ hia ông Công ông Táo.