Đang xuất hiện ổ dịch bạch hầu, học ngay cách phòng bệnh đơn giản từ cây sài đất

12-10-2017 19:15:09

Hiếm người biết, sài đất là một trong những "khắc tinh" của bệnh bạch hầu. Đang xuất hiện ổ dịch bạch hầu, hãy học ngay cách phòng bệnh đơn giản từ cây sài đất này nhé.


Cách phòng bệnh bạch hầu bằng cây sài đất chưa được nhiều người biết tới

Sài đất (còn gọi là húng trám, ngổ núi, cúc nháp, hoa múc...) là loại cây quen thuộc với nhiều người, nhất là ở nông thôn. Trên những cánh đồng, những bờ kênh, trong vườn nhà... cây sài đất mọc rất nhiều. Thế nhưng, hiếm người biết, sài đất là một trong những "khắc tinh" của bệnh bạch hầu.

Công dụng của cây sài đất

Sài đất là loại cỏ sống dai, mọc lan bò, thân mọc lan tới đâu rễ mọc tới đấy. Thân cây sài đất màu xanh, có lông trắng, cứng và nhỏ. Lá cây sài đất gần như không cuống, mọc đối, hình bầu dục thon dài 2 đầu nhọn. Hoa sài đất có màu vàng tươi.

Sài đất có thể thu hoạch quanh năm, tốt nhất vào khoảng tháng 4 – 5, lúc cây đang ra hoa và cắt sát gốc.

Theo Đông y, sài đất vị ngọt, hơi chua, tính mát. Vì vậy, cây có rất nhiều công dụng chữa bệnh như: tiêu độc, giải độc gan, chữa viêm tấy ngoài da, mụn nhọt, xơ gan, bắp chuối, rôm sảy, chốc đầu, đau mắt, chữa cảm sốt, uống phòng biến chứng bệnh sởi, bạch hầu...

Dùng cây sài đất để dự phòng bệnh bạch hầu

Bệnh bạch hầu là do vi khuẩn bạch hầu gây lên. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 15 tuổi và số ít ở người lớn. Bệnh bạch hầu là bệnh lây lan rất nhanh và có tỷ lệ tử vong cao. Trước thực trạng bạch hầu đang có nguy cơ bùng phát trở lại, lo lắng là tâm lý chung của nhiều người, đặc biệt là những người đang nuôi con nhỏ.

Theo các chuyên gia y học cổ truyền, từ xa xưa, sài đất được dùng để bào chế thành nhiều loại thuốc phòng và điều trị bệnh hiệu quả cho cả trẻ em và người lớn. Trong đó, có bệnh bạch hầu.

Để dự phòng bệnh bạch hầu hiệu quả, bạn có thể cắt phơi khô cây sài đất. Sau đó, lấy khoảng 15-30g sài đất khô, sắc lấy nước uống liên tục trong 3 ngày.

Ngoài ra, bạn có thể thể dùng cây tươi giã nát, vắt lấy nước cô đặc thành cao dùng dần. Cao này bảo quản không bị mốc hỏng.

Nguyễn Trang
Theo Đời sống Plus/GĐVN //