COVID-19 đang tàn khốc ở Ấn Độ vì xuất hiện biến thể mới
Các bác sĩ lo ngại với biến chủng mới bởi với các biến chủng cũ trên thế giới, trung bình một bệnh nhân COVID-19 có thể lây nhiễm virus cho 4 người. Con số này tại Ấn Độ là khoảng 9-10 người.
Sáng 27/4 của Bộ Y tế cho biết, thế giới ghi nhận thêm hơn 597.000 ca mắc, riêng Ấn Độ là 319,3 nghìn ca.
Theo các chuyên gia, nguyên nhân quan trọng khiến Ấn Độ rơi vào thảm cảnh tồi tệ là do sự xuất hiện và lây lan nhanh của biến chủng kép B.1.617.
Không riêng Ấn Ðộ, nhiều quốc gia như Pháp, Ðức, Séc, Canada… liên tục đưa ra cảnh báo về nguy cơ quá tải hệ thống y tế. Sự xuất hiện của các biến thể mới khiến tốc độ lây lan COVID-19 nhanh hơn.
Dịch COVID-19 đang xảy ra tàn khốc ở Ấn Độ.
Từ bài học các nước, theo bác sĩ Vũ Minh Điền, Phó giám đốc Trung tâm Phòng, chống dịch và Tiêm chủng vắc-xin, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội), Việt Nam cần tiếp tục giám sát các ca bệnh, giải trình tự gene để xác định đặc điểm di truyền của chủng tiếp theo, qua đó, phát hiện kịp thời biến chủng có gene đột biến và đưa ra đối sách, chiến lược phòng bệnh hiệu quả.
“Với các chuyên gia dịch tễ, họ sẽ quan tâm mức độ lây lan của virus nhanh, mạnh như thế nào. Trong khi đó, chuyên gia lâm sáng như chúng tôi rất chú ý tới độc lực gây bệnh của biến chủng, mức độ ra sao để có thái độ ứng phó phù hợp khi có ca bệnh được ghi nhận”, đại diện Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho hay.
Bác sĩ Điền cũng lo ngại với biến chủng mới. Theo đó, với các biến chủng cũ trên thế giới, trung bình một bệnh nhân COVID-19 có thấy lây nhiễm virus cho 4 người. Con số này tại Ấn Độ là khoảng 9-10 người.
“Đây là tiếng chuông cảnh tỉnh với các quốc gia xung quanh Ấn Độ, trong đó có Việt Nam. Khi biến chủng này xâm nhập, khả năng lây lan của chúng sẽ nhanh và mạnh hơn, từ đó khiến dịch dễ bùng phát diện rộng”, bác sĩ Điền nhấn mạnh.
Theo bác sĩ Vũ Minh Điền, với SARS-CoV-2 hay các loại virus khác có quá trình nhân lên liên tục, theo quy luật di truyền, chúng cứ nhân lên khoảng 105-106 là sẽ xuất hiện thêm một gene đột biến mới với kiểu hình, tính trạng khác nhau.
Dựa trên quy luật chọn lọc tự nhiên, những biến chủng có khả năng lây lan nhanh, mạnh, động lực cao sẽ tồn tại và lưu hành. Trong khi đó, những biến chủng không có khả năng lây lan hoặc chậm sẽ tự bị thanh lọc.
Theo các chuyên gia chuyên gia, SARS-CoV-2 trung bình tự đột biến hai tuần một lần để thích ứng với môi trường và điều kiện dân cư tại đất nước mà virus này hoạt động.
Tại châu Á, 4 biến thể phổ biến và nguy hiểm nhất là B117 (phát hiện tại Anh, hiện lây lan mạnh tại Philippines và Thái Lan), B.1617 (mới được phát hiện tại Ấn Độ và cũng đang lây lan mạnh ở nước này), P3 (phát hiện và lây lan tại Philippines) và B1351 (phát hiện tại Nam Phi, hiện có mặt tại Nhật và Philippines).
Điểm chung của các biến thể mới là mang trong mình đột biến E484K - được giới nghiên cứu cảnh báo là có khả năng mạnh hơn các loại vắc-xin ngừa COVID-19, thậm chí người được tiêm vắc-xin cũng có nguy cơ nhiễm.
Riêng biến thể B.1617 ở Ấn Độ nguy hiểm hơn, có thêm hai đột biến nữa là E484Q và L452R.
Trước đó, theo kết quả Viện Pasteur TP HCM đã giải trình tự gene của các trường hợp mắc COVID-19 nhập cảnh từ Campuchia vào Việt Nam cho thấy, 85,7% mẫu những người về từ Campuchia mang biến thể B1.1.7 của SARS-CoV-2 (biến thể phát hiện ở Anh) và 14,3% mang biến thể B.1.351 (biến thể phát hiện ở Nam Phi).
Biến thể B1.1.7 lần đầu tiên được phát hiện ở Anh vào tháng 9-2020, sau đó đã được tìm thấy ở hàng trăm quốc gia khác với khả năng lây lan nhanh.
Tại Việt Nam, nhiều bệnh nhân trong đợt dịch thứ 3 ở Hải Dương (tháng 1 và tháng 2-2021) đã mắc biến thể này, tốc độ lây lan nhanh hơn nhiều so với chủng biến thể gây đợt dịch ở Đà Nẵng (tháng 7 và 8/2020).
Với chủng biến thể B.1.351 của SARS-CoV-2 từ Nam Phi được Việt Nam giải trình tự gene, tìm thấy trên bệnh nhân người Nam Phi (BN1422), nhập cảnh sân bay Nội Bài từ Nam Phi ngày 19/12/2020.