Chóng mặt buồn nôn ớn lạnh là bệnh gì? Có phải Covid-19 không?
Chóng mặt buồn nôn ớn lạnh xảy ra khiến nhiều người cảm thấy choáng váng, sợ hãi, đôi khi còn kèm theo những cơn đau nhức đầu, mệt mỏi. Nhiều người thắc mắc đây có phải là triệu chứng Covid-19 không? Vậy làm thế nào để phòng và điều trị những cơn chóng mặt như vậy?
I - Nguyên nhân gây ra chóng mặt buồn nôn ớn lạnh
Các triệu chứng chóng mặt, buồn nôn ớn lạnh tuy không quá nguy hiểm nhưng sẽ khiến người bệnh mệt mỏi, ốm yếu; giảm hiệu suất công việc. Nguyên nhân xuất phát từ nhiều phía, có thể do tác động xấu từ môi trường bên ngoài, bệnh lý sẵn có trong người, sai lầm trong ăn uống, sinh hoạt. Cụ thể như sau:
1. Do cảm cúm
Cảm cúm thường xảy đến khi thời tiết thay đổi đột ngột, hệ miễn dịch cơ thể yếu chưa kịp thích nghi khiến virus, vi khuẩn dễ dàng “tấn công” vào cơ thể
Khi bị cảm cúm, người bệnh có các triệu chứng điển hình như: chóng mặt, buồn nôn, người mệt mỏi, ho khan…
2. Suy nhược cơ thể
Suy nhược cơ thể là tình trạng toàn thân mệt mỏi suy kiệt về thể chất và tinh thần. Thời gian mắc bệnh thường kéo dài trong nhiều tháng cảm giác bệnh tật triền miên, không có năng lượng cho các hoạt động sinh hoạt thường ngày.
Khi bị suy nhược người bệnh thường bị thiếu máu, da xanh xao, chóng mặt, mệt mỏi, ớn lạnh, suy giảm đề kháng dễ mắc các bệnh truyền nhiễm.
3. Thiểu năng tuần hoàn não
Hay còn được gọi đơn giản là tình trạng thiếu máu lên não, không đủ oxy, dưỡng chất nuôi dưỡng các tế bào thần kinh. Tình trạng này gây ra một loạt các biến chứng như: đau đầu, chóng mặt, lâng lâng, ớn lạnh…
Thậm chí nguy hiểm hơn còn gây ra tai biến mạch máu não, không phát hiện sớm và chữa trị nhanh chóng sẽ ảnh hưởng đến tính mạng.
4. Ngộ độc
Buồn nôn, ớn lạnh kèm theo sốt, người uể oải, vô cùng mệt mỏi… xảy ra khi bị ngộ độc thực phẩm. Nó như một cơ chế tự nhiên để cơ thể đào thải độc tố ra ngoài. Phần lớn người bị ngộ độc thực phẩm có thể tự khỏi sau một vài ngày. Tuy nhiên cũng có những trường hợp nặng hơn cần điều trị theo đơn kê của bác sĩ.
Trên đây là những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng chóng mặt buồn nôn ớn lạnh. Người bệnh để ý nếu các triệu chứng chỉ mới khởi phát, bị cấp tính hoặc thoáng qua, xác định được nguyên nhân rõ ràng thì điều trị theo bệnh. Nếu chóng mặt diễn ra thường xuyên, dai dẳng có thể kèm theo buồn nôn ớn lạnh, đau đầu, hoa mắt, ù tai, mất ngủ, tê bì chân tay thì chứng tỏ người bệnh đã bị chóng mặt mạn tính.
Trên 90% nguyên nhân dẫn đến chóng mặt mạn tính này là do hệ tiền đình yếu, mất khả năng giữ thăng bằng dẫn đến quay cuồng, không định hướng được không gian, đi đứng loạng choạng. Như vậy muốn giải quyết triệt để chóng mặt mạn tính cần tác động trực tiếp vào căn nguyên gốc rễ này.
II - Chóng mặt buồn nôn ớn lạnh có phải mắc Covid 19 không?
Nhiều người khi bị Covid cũng có những triệu chứng chóng mặt, buồn nôn, ớn lạnh nên khi gặp phải tình trạng trên không ít người hoang mang, lo lắng.
Ở những người mắc Covid thì ho là triệu chứng điển hình nhất. Sau đó là các triệu chứng như đau đầu, đau họng, khó thở, giảm khứu giác…
Như vậy khi thấy ớn lạnh, chóng mặt, buồn nôn người bệnh không nên quá lo lắng thì cũng đừng nên quá lo lắng bởi có nguyên lý do dẫn đến các triệu chứng này.
Để biết được chính xác bản thân có bị Covid hay không, bạn có thể test nhanh tại nhà hay đến các cơ sở y tế để có kết quả chuẩn nhất. Từ đó có hướng điều trị cụ thể bảo vệ bản thân và mọi người xung quanh.
III - Chóng mặt buồn nôn người ớn lạnh phải làm sao?
Cảm giác chóng mặt buồn nôn ớn lạnh thật không dễ chịu chút nào. Để thoát nhanh khỏi trường hợp này, bạn có thể áp dụng những phương pháp sau giúp kiểm soát các cơn chóng mặt một cách hiệu quả.
1. Sử dụng gừng
Gừng có vị cay, tính ấm dùng để giải cảm, ớn lạnh; cơn chóng mặt buồn nôn hiệu quả.
Bạn có thể thái lát gừng và thả vào cốc nước sôi trong khoảng 5 - 10 phút. Có thể cho thêm chút mật ong hay chanh vào để dễ uống hơn.
Uống trà gừng hai lần một ngày có thể giúp giảm chóng mặt, buồn nôn, đau đầu, đau nửa đầu…
2. Dùng bạc hà
Bạc hà có nhiều công dụng hữu ích cho sức khỏe được dùng trong các bài thuốc chữa bệnh. Đặc biệt có thể giúp hỗ trợ giảm thiểu chóng mặt cùng các vấn đề về thăng bằng.
Cách thực hiện cũng rất đơn giản, chỉ cần một ly nước ấm có bạc hà hay ăn một vài lá bạc hà sẽ giúp giảm đi sự khó chịu ở dạ dày. Hoặc dùng dầu bạc hà xoa bóp day day phần trán, huyệt thái dương cũng giúp làm giảm đi triệu chứng đau đầu.
Người đi tàu xe hay bị say có thể dùng tinh dầu bạc hà nhỏ vào khăn tay vài ba giọt. Sau đó hít hà nhè nhẹ giúp giảm buồn nôn hiệu quả.
Để giúp dễ ngủ, giảm căng thẳng trước khi đi ngủ bạn nên uống một ly bạc hà trước lúc ngủ nửa tiếng sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
3. Sử dụng quế
Đây là loại gia vị khá thông dụng trong các công thức nấu ăn. Ngoài ra quế còn khá hiệu quả trong việc giảm cảm giác buồn nôn chóng mặt, buồn nôn ớn lạnh và một số vấn đề tiêu hóa khác.
Cách thực hiện cũng rất đơn giản, trước tiên bạn ngâm thanh quế hoặc bột quế trong nước sôi chừng 5 phút rồi tiến hành lọc bỏ bã, chắt lấy phần nước quế. Sau đó cho nước vào cùng mật ong và khuấy đều hỗn hợp này lên. Nên uống khi nóng là tốt nhất.
Lưu ý những người đang trong thời gian thai kỳ hay cho con bú không nên sử dụng quế.
4. Dùng đinh hương
Theo y học dân gian, đinh hương là loại dược liệu quý có vị cay, hơi tê, có tính ấm, có tác dụng kích thích làm ấm bụng, giảm tình trạng buồn nôn; giảm đau, lạnh chân tay, chống cảm cúm, nhức đầu rất tốt.
Tuy mang lại nhiều công dụng hữu ích nhưng người đang mang bầu người bị bệnh máu khó đông đang dùng thuốc có thể gây tương tác không mong muốn nên cần cẩn trọng trước khi dùng.
5. Thăm khám y tế & uống thuốc đặc trị
Người bệnh tuyệt đối không được thờ ơ, không biết mức độ cũng như biến chứng thực sự của bệnh này nguy hiểm đến mức nào. Chúng ta cần đi thăm khám y tế, nhanh chóng tìm phương án hữu hiệu để kiểm soát sớm căn bệnh đem lại cảm giác an tâm, thoải mái cho bản thân.
Chóng mặt buồn nôn người lạnh dài ngày cảnh báo nhiều bệnh tật nguy hiểm: rối loạn tiền đình, thiểu năng tuần hoàn não, bệnh lý về tai trong, đau nửa đầu… Trong đó có tới hơn 90% là do rối loạn tiền đình, người bệnh cần sáng suốt lựa chọn phương pháp phù hợp làm hết rối loạn tiền đình, hết chóng mặt mang lại hiệu quả lâu dài, ngăn ngừa tái phát.
Phương pháp trị chóng mặt ưu việt nhất, nặng đến mấy cũng giảm chỉ có Viên suy nhược Ngự y mật phương - Đông y thế hệ 2 được giúp tăng cường lưu thông máu lên hệ tiền đình giúp bộ phận này khỏe mạnh, không còn chóng mặt cùng các triệu chứng khó chịu kèm theo như buồn nôn ớn lạnh, đau đầu, ù tai...
IV - Lưu ý để phòng chống hiện tượng ớn lạnh chóng mặt buồn nôn
“Phòng bệnh hơn chữa bệnh” là câu nói luôn đúng đối với mọi căn bệnh. Để ngăn ngừa hiệu quả chứng chóng mặt, buồn nôn, ớn lạnh mọi người cần điều chỉnh lại thói quen sinh hoạt cũng như chế độ ăn uống thường ngày sẽ thấy sức khỏe tốt lên.
-
Nên sắp xếp thời gian mỗi ngày để vận động thể chất hằng ngày giúp khí huyết lưu thông tốt.
- Ăn uống hợp lý đủ chất, cân đối giữa các nhóm chất. Hạn chế các loại đồ uống kích thích, đồ uống có cồn, trà.
- Ngủ đủ giấc, tránh thức khuya giúp bảo vệ tốt cho não bộ.
- Khi trời lạnh ra ngoài cần giữ ấm cho cơ thể, giữ sức đề kháng thật tốt. Đi ra ngoài cần đeo khẩu trang, quàng khăn, mặc ấm cẩn thận tránh các bệnh lây truyền qua đường hô hấp.
- Đi thăm khám sức khỏe định kỳ hay khi nhận thấy có các dấu hiệu cần đi khám ngay tránh để bệnh nặng gây biến chứng.
Chóng mặt, buồn nôn, ớn lạnh có thể xuất hiện ở nhiều đối tượng. Các bạn hãy lắng nghe cơ thể của mình để biết được khi nào cần đi thăm khám, loại bỏ nguy cơ tiềm ẩn bệnh tật nguy hiểm.