8 thói quen của cha mẹ Việt khiến con kém thông minh từ nhỏ
Đôi khi cha mẹ không ngờ rằng những hành động vô tình hàng ngày của mình lại có tác động cực kì xấu đến việc dạy con thông minh.
Muốn dạy con thông minh, cha mẹ cần phải loại bỏ ngay 8 thói quen dưới đây để không làm ảnh hưởng tiêu cực tới trí não của con:
Quấn chặt con khi mới chào đời
Khi mới sinh ra, hầu như tất cả mẹ Việt đều có thói quen quấn trẻ thật chặt trong những chiếc khăn xô to, bó buộc con nằm ngửa một chỗ vì nghĩ rằng như vậy an toàn cho trẻ. Lớn hơn một chút, ở giai đoạn 6 tháng, lúc trẻ đang tò mò và khao khát được đi, cha mẹ lại để con trên xe đẩy mà đẩy.
Không nên quấn chặt con khi mới chào đời
Tờ Khám Phá có đăng tải ý kiến của ông Lawrence Lee - đại diện Viện Nghiên cứu phát triển tiềm năng con người (IAHP Singapore): “Chúng ta không thích bị cuốn chặt, không thích phải ngồi “xe lăn”, vậy cớ sao lại cuốn chặt con, lại cho con ngồi trên xe đẩy”.
Theo ông, trẻ nhỏ ngay từ khi sinh ra đã biết bò, đã muốn đi. Vậy nhưng cha mẹ lại không tạo điều kiện cho con được phát huy khả năng đó của mình.
Nếu cha mẹ đừng quấn con thật chặt rồi để con nằm ngửa mà để thả lỏng người, cho bé sơ sinh được nằm sấp, cha mẹ sẽ thấy tay chân con vận động vô cùng linh hoạt, con sẽ nhanh biết lẫy, biết bò hơn rất nhiều.
Tìm mọi cách để trẻ thôi không khóc
Một phản xạ thông thường của tất cả cha mẹ khi thấy con khóc, đó là ngay lập tức dỗ con, nói với con “đừng khóc nữa” và làm mọi cách để đứa trẻ thôi khóc.
Không tìm mọi cách để trẻ dỗ thôi không khóc
Tuy nhiên, chúng ta không biết rằng, trẻ sơ sinh khóc cũng có nghĩa là đang nói. Việc bảo con “đừng khóc”, có khác nào bảo con “đừng nói”? Vì vậy, cấm con khóc khi nhỏ, cũng là một phần lý do khiến trẻ chậm nói khi lớn.
Đánh vào mông con
Không ít ông bố bà mẹ vẫn còn duy trì việc kỉ luật con bằng hình thức đánh đòn, nhất là đánh vào mông. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu khoa học cho biết, đánh vào mông trẻ có thể ảnh hưởng đến tâm sinh lý và giảm trí thông minh của trẻ.
Nguyên nhân là hành động đánh vào mông thường xuyên gây ra những chấn thương tinh thần lâu dài cho trẻ, làm suy giảm khả năng nhận thức, khiến trẻ gặp nhiều căng thẳng, áp lực khi phải xử lí những tình huống khó khăn.
Không vì tức giận mà đánh con
Cố dạy con trước lớp 1
Nếu trẻ thông minh quá, biết trước mọi thứ sẽ dẫn đến tình trạng chán nản khi bắt đầu vào lớp 1 và khả năng lơ là việc học sau đó.
Vì vậy, cha mẹ đừng dạy cho con những gì nhà trường dạy. Giáo dục sớm là dạy cho con những kỹ năng, giúp cho con có trí nhớ tốt hơn, não bộ tốt hơn để khi con đến tuổi đi học sẽ tiếp thu và học nhanh hơn.
Bắt con làm bài kiểm tra
Việc kiểm tra, đối với học sinh lớn và người lớn, là nhằm mục đích phân loại. Tuy nhiên với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, cha mẹ tuyệt đối dạy con nhưng không bao giờ được “kiểm tra” con. Việc “phân loại” sẽ khiến đứa trẻ nghĩ rằng chúng mãi mãi chỉ ở mức đó và không còn nhu cầu cố gắng, không còn muốn tiếp tục học nữa.
Không bắt con làm bài kiểm tra bằng mọi cách
Để con tiếp xúc với màn hình hơn 2 tiếng mỗi ngày
Trẻ dưới 2 tuổi tốt nhất không nên sử dụng máy tính, tivi, điện thoại... Trẻ từ 2 tuổi trở lên chỉ nên tiếp xúc với những thiết bị này từ 1-2 tiếng mỗi ngày. Cho con nhìn vào màn hình quá nhiều không những dễ khiến trẻ chậm chạp, béo phì, khó ngủ mà còn tăng nguy cơ trẻ bị trầm cảm, thiếu tập trung hay buồn phiền và cô lập.
Tránh cho con tiếp xúc với màn hình hơn 2 tiếng mỗi ngày
Tạo áp lực cho con
Mắng mỏ, phàn nàn, chì chiết... không làm trẻ tiến bộ lên mà còn khiến IQ của trẻ bị sụt giảm đáng kể. Nguyên nhân là do những hành động này của cha mẹ tạo ra áp lực nặng nề, ảnh hưởng đến khả năng đối phó với những tình huống khó khăn trong tương lai của trẻ.
Cha mẹ hút thuốc lá
Mặc dù trẻ không trực tiếp hút thuốc nhưng hít phải khói thải từ người hút thuốc lá khác còn độc hại hơn gấp nhiều lần. Tiếp xúc với khí cabonic từ khói thuốc trong một thời gian dài khiến não bộ bị tổn thương, suy giảm chức năng tiếp nhận và lan truyền, kết nối thông tin của các tế bào não.