Cách làm nước tương đậu nành đậm đà chuẩn vị thơm ngon
Hướng dẫn cách làm nước tương đậu nành đậm đà chuẩn vị thơm ngon. Hãy cùng tham khảo công thức làm nước tương tại nhà đơn giản nhé.
Nguyên liệu làm Tương đậu nành
Đậu nành khô
Gạo
Muối
Đường nâu
Nước tương
Cách chế biến Tương đậu nành (tương hột)
Bước 1: Ngâm đậu
Đãi rửa sạch đậu nành khô thật sạch sau đó ngâm trong nước lạnh qua đêm cho đậu nở ra và mềm hơn.
Bước 2: Nấu đậu
Sau khi ngâm 1 đêm, lúc này đậu nành đã nở ra bạn vớt đậu nành ra, rửa sơ lại với nước lạnh và để ráo. Bắc 1 nồi to lên bếp, cho đậu đã được rửa sạch vào sau đó cho thêm 3 lít nước và đun sôi khoảng 45 phút là được. Trong thời gian đợi đậu chín, thường xuyên vớt sạch phần bọt trên mặt để nước trong hơn.
Lưu ý, không cần đậu phải chín nhừ, chỉ cần hạt đầu mềm là được
Bước 3: Làm thính
Bắc chảo lên bếp, để lửa nhỏ liu riu. Đổ gạo vào và rang đến khi hạt gạo hơi ngả vàng. Sau đó, sử dụng máy xay sinh tố để xay nhuyễn phần gạo vừa rang.
Bước 4: Làm tương đậu nành
Khi đậu đã mềm, cho lần lượt nước tương, muối và đường nâu hoặc đường trắng vào và khuấy đều đậy nắp vung lại, để lửa vừa.
Trong khi đợi, bạn hòa tan thính với 3 muỗng canh nước. Để yên 3 phút để thính nở ra.
Cho từ từ hỗn hợp thính vào và đảo nhẹ. Nêm nếm lại tương đậu nành cho vừa với khẩu vị gia đình bạn.
Nấu đến khi tương đậu sôi và có độ sền sệt bạn mong muốn thì tắt bếp. Sau khi tương nguội thì bạn bỏ vào hũ, để dành ăn dần dần.
Nên để mầm đậu trong bóng tối, quá trình lên men sẽ tốt hơn. Tuyệt đối không được phơi nắng, vì ánh nắng sẽ làm chết men.
Để nồi đậu không bị trào, trong khi nấu bạn nên để lửa vừa nhé. Để tương đậu có thể bảo quản được lâu thì bạn nên nêm nếm hơi đậm vị.
Quá trình lên men
Sau 1 – 2 ngày lên men, đậu bắt đầu xuất hiện mốc hoa cau. Mốc này có màu trắng đục hoặc vàng cam chứ không phải màu đen. Nếu bị mốc đen thì phải bỏ mẻ đậu này đi, làm lại từ đầu.
Trong khi chờ đầu lên men, chúng ta hãy lấy 5 lít nước và cho vào 8 lạng muối. Đun sôi hỗn hợp, quấy cho muối hòa tan hết. Chuẩn bị 1 bình thủy tinh, gốm hoặc sành, đợi nước nguội thì cho vào. Không dùng bình thủy tinh hay nhựa, sẽ không tốt cho quá trình lên men.
Quan sát thấy đầu đã lên hết mốc, thì bỏ giấy báo, cho phần đậu vào nước muối. Sau đó đậy nilon quanh nắp, phần này giúp tạo môi trường yếm khí.
Bưng hũ đậu ra nơi có nắng, nhiều ánh sáng, nắng càng gắt càng tốt. Phơi như bình đậu và chờ 3 tháng là chúng ta đã có nước tương tự làm tại nhà để ăn.
Thành phẩm
Tương đậu nành sau khi làm xong sẽ có màu nâu đậm bắt mắt, vị ngọt và bùi của đậu nành sẽ giúp bữa ăn gia đình bạn thêm phần ngon miệng, hấp dẫn. Món ăn thích hợp để ăn kèm với cơm, chấm rau củ quả luộc hoặc dùng để chế biến các món chay thơm ngon khác.
Cách bảo quản tương đậu nành
Trước khi cho tương vào hũ, cần tiệt trùng hũ đựng bằng cách nhúng qua nước sôi hoặc máy chuyên dụng. Điều này sẽ giúp bảo quản được lâu và tránh nấm mốc.
Khi bảo quản luôn đậy kín nắp hũ, hạn chế đóng mở nhiều lần.
Để hũ nơi khô ráo, tránh nơi ẩm ướt.
Tương đậu nành nếu được phơi dưới ánh nắng mặt trời thì sẽ càng ngon, màu càng đậm đẹp mắt.