Bổ huyết là gì? 4 vị thuốc bổ huyết quen thuộc trong Đông y

11-10-2024 12:21:07

Huyết cùng với khí, là cơ sở vật chất của tạng phủ - kinh lạc, là nền tảng cho các yếu tố tinh, khí và thần bên trong cơ thể. Bổ huyết là một trong các phép điều trị chính trong y học cổ truyền, dùng để chữa các chứng bệnh do huyết hư sinh ra.

Bổ huyết trong Đông y
MỤC LỤC 
Bổ huyết là gì?
Đối tượng nào cần dùng thuốc bổ huyết
4 vị thuốc bổ huyết thường được sử dụng trong Đông y
Bài thuốc hoạt huyết, bổ huyết - Tăng cường lưu thông máu

Bổ huyết là gì?

Huyết là dạng vật chất quan trọng giúp duy trì hoạt động sống của cơ thể, có nhiệm vụ chu lưu tuần hoàn dinh dưỡng tới toàn bộ tạng phủ, kinh lạc. 
 
Chứng huyết hư trong Đông y
 
Huyết trong cơ thể được sản sinh từ hai nguồn chính. Thứ nhất là do đồ ăn thức uống được vận hóa ở tỳ các chất tinh vi cho cơ thể sử dụng. 
Tinh theo phế dồn vào tâm mạch sau đó được dưỡng thành huyết. Nguồn thứ hai là từ thận, thận tinh sinh tủy, tủy lại sinh huyết.
Huyết hư, theo quan điểm y học xưa, là một chứng hậu, xảy ra khi huyết dịch trong cơ thể bất túc, không đủ chất để nuôi dưỡng cơ thể.
Sở dĩ hai mắt trông được, hai chân đi được, hai tay nắm được, da dẻ mịn màng, đều là nhờ sự tưới nhuần của huyết dịch. Chân tay tạng phủ và trăm mạch mất sự nuôi dưỡng của huyết mà xuất hiện suy nhược toàn thân. 
Người bệnh thường có biểu hiện như sắc mặt trắng nhợt hoặc vàng bủng, môi nhợt, hoa mắt - chóng mặt, hồi hộp mất ngủ, chân tay tê bại, chất lưỡi nhạt, mạch trầm tế vô lực. Phụ nữ bị chứng huyết hư thường có tình trạng hành kinh không đều, thống kinh, bế kinh,.v.v..
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến huyết hư, trong đó, hư lao là một trong những nguyên nhân chính. Hư lao là tên gọi chung của “ngũ lao, thất thương, lục cực”. Trong đó, “Ngũ lao” chỉ sự hoạt động quá sức của cơ thể làm tổn thương ngũ tạng, “thất thương” là bảy loại tình chí gây ra tổn thương tạng phủ còn “lục cực” chỉ sự suy yếu đến mức cùng cực.
 
Khí huyết là thành phần cơ bản chi phối hoạt động của tạng phủ
 
Thuốc bổ huyết là gì?
 
Thuốc bổ huyết là thuốc chữa các chứng bệnh do huyết hư sinh ra. Cơ thể con người coi huyết là nền tảng của tinh, khí và thần. 
Huyết được xem như phần âm của cơ thể, không chỉ có tác dụng bổ âm mà còn làm cơ sở cho các hoạt động tính dục nữ như kinh nguyệt và thai nghén.
Ngược lại, khí thuộc về phần dương, có quan hệ âm - dương chặt chẽ với huyết. Khí là gốc của huyết, trong khi huyết là nơi để khí tàng trú; khí thúc đẩy huyết di chuyển và vận hành, huyết đi kéo theo khí. Vì thế, việc dùng thuốc bổ huyết thường kết hợp với thuốc bổ khí. 

Đối tượng nào cần dùng thuốc bổ huyết

Thuốc bổ huyết thường được dùng trong các trường hợp người bị:
• Thiếu máu do chế độ ăn uống không đủ dinh dưỡng
• Mất máu do chấn thương, phẫu thuật hoặc do bệnh lý
• Suy nhược cơ thể do bệnh lâu ngày
• Mắc các bệnh xương khớp như teo cơ, cứng khớp, tê bì chân tay
• Tâm căn suy nhược
• Phụ nữ có tình trạng rối loạn kinh nguyệt, rong huyết, rong kinh, thống kinh, đẻ non,...

4 vị thuốc bổ huyết thường được sử dụng trong Đông y

Để điều trị chứng huyết hư, những vị thuốc được sử dụng chủ yếu là vị ngọt tính ấm hoặc bình, có công dụng tư nhuận, bổ can dưỡng tâm, ích tỳ tăng sinh huyết dịch, tư dưỡng can thận.
 
Đương quy 
 
Đương quy là vị thuốc bổ huyết đầu bảng, được sử dụng rộng rãi và phổ biến trong các chứng bệnh phụ nữ và chứng huyết hư. 
Tính vị: ngọt, cay, ấm. 
Qui kinh: tâm - can - tỳ.
Công dụng: bổ huyết điều kinh, hoạt huyết thống kinh, nhuận táo, dưỡng gân, tiêu sưng, nhuận tràng.
Chủ trị: 
• Các chứng tâm can huyết hư, sắc mặt ám vàng, chóng mặt, hồi hộp: thường dùng cùng với thục địa, bạch thược,..
• Điều trị huyết hư  -  huyết ứ gây rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh, bế kinh: kết hợp với hương phụ, đào nhân, hồng hoa,..
• Trị huyết trệ kiêm hàn gây đau đầu thì thường đi cùng với xuyên khung, bạch chỉ. 
• Để chữa phong thấp tý chứng gây chân tay tê nhức: phối cùng với khương hoạt, quế chi, tần cửu.
Liều dùng: 5 - 15g. Qui thân bổ huyết, qui vĩ hoạt huyết, toàn qui hòa huyết. 
 
Vị thuốc bổ huyết Đương quy
 
Thục địa
 
Thục địa là sản phẩm được làm từ rễ cây sinh địa thông qua quá trình cửu chưng cửu sái công phu. Đây là một thành phần phổ biến thường thấy trong các bài thuốc bổ huyết, dưỡng âm, có vị ngọt, tính hơi ấm, quy vào kinh tâm, can và thận.
Tính vị: ngọt, hơi ấm. 
Quy kinh: can - thận .
Công dụng: bổ huyết tư âm, ích tinh.
Chủ định:
• Trị huyết hư gây sắc mặt vàng, chóng mặt, hồi hộp, mất ngủ, rối loạn kinh nguyệt, băng kinh: kê dùng chung với đương quy, bạch thược.
• Thận âm bất túc cốt trưng triều nhiệt, đạo hãn, di tinh tiêu khát: cùng với các vị thuốc sơn thù, sơn dược,..
• Can thận tinh huyết hao hư, đau lưng mỏi gối, ù tai, bạc lông tóc thì thường kết hợp với hà thủ ô, kỷ tử, thỏ ty tử.
 
Bạch thược 
 
Tính vị: đắng, chua, ngọt, hơi hàn. 
Quy kinh: can, phế và tỳ.
Công dụng: bình can chỉ thống, dưỡng huyết điều kinh, liễm âm chỉ hãn, bổ huyết bình can, tiêu sưng viêm, làm mát dịu.
Chủ trị: 
• Đau lưng, đau bụng, trướng bụng đầy hơi, tiêu chảy, can huyết bất túc, hen suyễn, chữa các chứng bệnh phụ nữ trước và sau sinh…
• Bạch thược có tác dụng bổ tỳ âm, khi phối với thêm các vị khác như Kỳ thời, sâm thì có tác dụng bổ khí. 
• Để trừ nhiệt táo thì dùng kết hợp với Sơn chi, Mẫu đơn, Sài hồ. 
• Còn nếu muốn tán hàn thấp thì dùng thêm can khương, nhục quế. 
• Để tăng tác dụng bổ huyết dùng chung với Đương Quy, thục địa.
Liều lượng: Ngày dùng 8g - 12g dạng thuốc hoàn hay thuốc sắc
 
Vị thuốc Bạch thược có tác dụng bổ huyết, liễm âm chỉ hãn
 
Ích mẫu
 
Trong Đông y, Ích mẫu được coi là thần dược cho nữ giới, dùng để chữa các bệnh phụ nữ.  
Tính vị: vị hơi đắng, cay, tính hàn
Quy kinh: Can, tâm bào, tỳ và thận
Công dụng: hành huyết thông kinh, lợi thủy tiêu thũng, thanh can nhiệt, ích tinh, giải độc.
Chủ trị: rối loạn kinh nguyệt, bế kinh, đau bụng kinh, đau bụng sau sinh, khí hư bạch đới, rong kinh, rong huyết; đau do xung huyết, té ngã chấn thương huyết ứ; phù thũng, tiểu tiện không lợi; lở ngứa, chốc đầu,…
Liều dùng: 6g - 12g ở dạng thuốc sắc.
Có thể được sử dụng một mình hoặc phối hợp với các vị thuốc khác như Ngải cứu, Hương phụ, Nghệ đen.

Bài thuốc hoạt huyết, bổ huyết - Tăng cường lưu thông máu

Rất ít khi các vị thuốc trong Đông y được dùng riêng lẻ mà thường được phối chung với những vị khác nhằm tăng hiệu quả, giảm độc tính, mang tới tác dụng toàn diện và tối ưu cho sức khỏe. 
Đông y có bài thuốc hoạt huyết với thành phần bao gồm những vị thuốc bổ huyết như Đương quy, Bạch thược, Thục địa, Xuyên khung, Ích mẫu, Ngưu tất, giúp giải quyết các chứng huyết hư, ứ trệ đồng thời tăng cường lưu thông máu đi khắp cơ thể.
Thuốc được chỉ định dùng trong các trường hợp người thiểu năng tuần hoàn não, thiểu năng tuần hoàn ngoại vi. 
Hiện nay, bài thuốc hoạt huyết này đã được chuyển giao sản xuất thành thuốc hoạt huyết dạng viên nén tiện sử dụng. 
Thuốc hoạt huyết dạng viên nén hiện có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc, bạn có thể tham khảo sử dụng. 
 

Hoạt Huyết Nhất Nhất - Tăng cường lưu thông máu

Thành phần (Cho 1 viên nén): 
672mg cao khô hỗn hợp dược liệu tương đương với:
Đương quy (Radix Angeliacae sinensis): 1500mg,
Ích mẫu (Herba Leonuri japonici): 1500mg,
Ngưu tất (Radix Achyranthis bidentatae): 1500mg,
Thục địa (Radix Rehmanniae glutinosae praeparata): 1500mg,
Xích thược (Radix Paeoniae): 750mg,
Xuyên khung (Rhizoma Ligustici wallichii): 750mg,
Tá dược vừa đủ 1 viên
Chỉ định:
Trị các chứng huyết hư, ứ trệ. Phòng ngừa và điều trị thiểu năng tuần hoàn não (mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, mất thăng bằng, hoa mắt, ngủ không ngon, suy giảm trí nhớ, suy nhược thần kinh), thiểu năng tuần hoàn ngoại vi (đau mỏi vai gáy, tê cứng cổ, đau cách hồi, đau cơ, tê bì chân tay) thể huyết ứ; rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh do huyết ứ.
Hỗ trợ phòng ngừa và điều trị xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, nghẽn mạch, tai biến mạch máu não.
Liều dùng, cách dùng:
Ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 viên.
Với bệnh mạn tính nên uống thuốc liên tục ít nhất 3 tháng.
Trường hợp bệnh nặng, cần tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị để điều chỉnh liều cho phù hợp. Khi dùng liều cao hơn liều thông thường (không quá 2 lần) phải được sự đồng ý của bác sĩ.
Lưu ý:
Với từng bệnh nhân cụ thể, nếu hiệu quả, Hoạt Huyết Nhất Nhất phải có tác dụng rõ rệt sau vài tuần sử dụng, nếu không thì tham khảo ý kiến thầy thuốc về việc tiếp tục hay ngưng dùng thuốc để khỏi lãng phí.
Nếu quên không dùng thuốc 1 lần, thì tiếp tục dùng thuốc lần tiếp theo đúng liều lượng chỉ dẫn.
Chống chỉ định:
Phụ nữ có thai, Người đang chảy máu, Mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.
Cảnh báo và thận trọng khi dùng thuốc:
Người có rối loạn đông máu
Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú:
Phụ nữ có thai: Thuốc không dùng cho phụ nữ đang mang thai.
Sử dụng thuốc cho phụ nữ cho con bú: Không có dữ liệu về sử dụng thuốc trên phụ nữ cho con bú. Không nên sử dụng ở phụ nữ cho con bú.
Sản xuất bởi:
Công ty TNHH Dược phẩm Nhất Nhất 
Địa chỉ: Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An
Số Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc: 18/2022/XNQC/YHCT ngày 10/10/2022
ĐỌC KỸ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRƯỚC KHI DÙNG

 

DS Thu Hà
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại //