Bị ung thư, sảy thai vì thói quen dùng chảo chống dính đa số gia đình Việt mắc phải
Nếu gia đình bạn đang dùng chảo chống dính theo những cách sau thì hãy ngừng lại ngay lập tức vì nó có thể tích tụ độc tố, gây ra những cơn đau tức ngực, khó thở, thậm chí là ung thư, sảy thai.
Dùng chảo chống dính sai cách là một trong những nguyên nhân dẫn tới ung thư.
Cọ chảo chống dính bằng miếng rửa kim loại
Kim loại là kẻ thù của chảo chống dính. Thực tế, rất nhiều người thường quen tay dùng miếng cọ kim loại để rửa chảo, và cho rằng rửa như vậy chảo sẽ sạch hơn. Nhưng đây lại là một sai lầm, bởi việc chà xát bằng miếng cọ kim loại sẽ khiến lớp chống dính bị bong tróc, không chỉ làm chảo nhanh hỏng, mà khi nấu ăn còn khiến chất độc dễ ngấm vào thực phẩm hơn.
Để chảo chống dính ở nhiệt độ cao khi chưa có đồ ăn
Theo các chuyên gia, việc để lửa cao khi dùng chảo chống dính sẽ khiến chất chống dính bắt đầu bị phân hủy và giải phóng các phân tử độc hại gây ung thư. Vì vậy để đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình, bạn chỉ nên giữ nhiệt độ ở mức trung bình hoặc thấp, không để lửa bén vào lòng chảo, tuyệt đối tránh để chảo không trên bếp nóng khi chưa có dầu, mỡ hoặc thức ăn trong chảo.
Rửa chảo chống dính khi còn quá nóng
Các chuyên gia lưu ý người dùng, không nên rửa chảo chống dính khi vừa chiên rán xong. Bởi nhiệt độ thay đổi đột ngột dễ khiến chảo bị biến dạng và bong tróc lớp chống dính. Tốt nhất sau khi nấu xong, bạn nên để chảo nguội bớt rồi mới tiến hành rửa. Nếu chảo khó rửa, bạn hãy đợi chảo nguội bớt rồi cho một chút nước vào ngâm khoảng 30 phút trước khi rửa. Việc ngâm giúp cặn muối và thức ăn thừa dễ gột rửa hơn.
Tuyệt đối không rửa chảo chống dính khi còn quá nóng.
Dùng thìa kim loại để đảo thức ăn trong chảo chống dính
Việc dùng thìa nhôm hay thìa sắt để nấu trong chảo chống dính khiến lớp chống dính bong trên mặt chảo bị bong tróc. Điều này vừa làm mất đi lớp chống dính trên chảo vừa cực kỳ nguy hại cho sức khỏe của bạn. Vì thế, tuyệt đối không nên để các vật cứng làm trầy xước mặt chảo. Với chảo chống dính, dụng cụ bằng gỗ là thích hợp nhất.
Không thay chảo khi lớp chống dính bị hỏng
Chảo cần thay mới khi lòng chảo bị trầy xước hoặc sát dính thức ăn, thường là 1-2 năm sử dụng, hoặc 3 năm nếu lớp chống dính vẫn được bảo toàn.
Với loại chảo chống dính kém chất lượng, lớp chống dính thực chất chỉ là một lớp sơn chịu nhiệt. Khi đun nấu ở nhiệt độ cao, nó sẽ tạo ra lớp khói có chứa các chất độc gây hại cho sức khỏe.
Còn đối với nồi, chảo chống dính thật thì một khi chất chống dính đã bị bong tróc, nhiệm vụ chống dính không còn, muốn tiết kiệm thì các bà nội trợ nên đánh cạo cho thật sạch hết, chỉ còn trơ lại kim loại mới nên sử dụng.
Bảo quản và sử dụng chảo chống dính đúng cách
Chảo chống dính khi mới mua về nên rửa qua với nước rửa chén sau đó quét một lớp cà phê lên mặt chảo và đem hâm nóng, sau đó rửa lại chảo cho sạch. Cách này không những giúp khử mùi của lớp sơn chống dính mà giúp chảo dễ rửa hơn.
Lớp chống dính của chảo rất dễ bị xước, vậy nên khi đã vệ sinh sạch sẽ chảo, hãy treo chúng trên cao. Bạn cũng không nên để các xoong nồi khác chồng lên chảo để tránh làm biến dạng chảo, như vậy nhiệt độ và dầu ăn sẽ phân tán không đều.
Tuyệt đối không để chảo trên bếp nóng khi bên trong chảo chưa có dầu. Vì với lớp sơn tĩnh điện bên ngoài sẽ giúp chảo chống dính nhanh nóng hơn các chảo bình thường, nếu chế dầu hoặc chất lỏng khác vào đột ngột sẽ làm lớp sơn chống dính dễ bong tróc.
Nên sử dụng chảo ở nhiệt độ vừa phải, không được cao quá 260 độ. Nếu không xác định được nhiệt độ, tốt nhất nên để lửa cháy trong phạm vi đáy chảo, nếu lửa cao lên đến thành chảo dễ làm hư chảo và chất chống dính trong chảo bị phân hủy, có thể gây độc hại.
Theo các chuyên gia, polyme là thành phần chính của chảo chống dính, có khả năng chịu nhiệt tốt, chất này ở điều kiện bình thường sẽ không gây độc nhưng nếu trong điều kiện nhiệt độ quá cao, không chỉ gây cháy mà sẽ sinh ra chất độc. Khi chất độc này xâm nhập vào cơ thể nó sẽ gây ra hiện tượng tức ngực, khó thở, phát triển những tế bào ung thư và ảnh hưởng đặc biệt đến thai phụ gây sảy thai. |