Bệnh đau lưng cấp: Làm sao để giảm nhanh cơn đau dữ dội?

12-05-2024 05:49:36

Bệnh đau lưng cấp tính với các cơn đau đớn dữ dội gây ảnh hưởng tới việc đi lại và khả năng lao động của người bệnh. Tìm hiểu nguyên nhân gây đau lưng cấp để điều trị hiệu quả.

Bệnh đau lưng cấp - Làm sao để giảm đau?

MỤC LỤC:
Bệnh đau lưng cấp là gì?
Nguyên nhân gây đau lưng cấp tính
Triệu chứng bệnh đau lưng cấp
Cách điều trị đau lưng cấp tính

Bệnh đau lưng cấp là gì?

Đau lưng cấp tính là một tình trạng phổ biến, đặc trưng bởi sự xuất hiện của các cơn đau ở lưng dưới kéo dài trong 4 đến 6 tuần.

Nguồn gốc của các cơn đau này có thể ở khớp cột sống, đĩa đệm, đốt sống hoặc mô mềm.

Đau lưng cấp tính còn được gọi là đau thắt lưng cấp tính, đau thắt lưng, đau thắt lưng vô căn, căng hoặc bong gân vùng thắt lưng hoặc hội chứng thắt lưng.

Nguyên nhân gây đau lưng cấp tính

Cơn đau lưng cấp tính thường xảy ra do chấn thương đột ngột ở các cơ và dây chằng hỗ trợ lưng.

Căng cơ hoặc bong gân dây chằng là những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng này.

Nâng vật nặng nhiều lần, cử động đột ngột hoặc các hoạt động thể chất đều có thể gây căng quá mức cho lưng.

Các nguyên nhân gây đau lưng cấp tính bao gồm 2 nhóm chính: do tổn thương tại xương khớp hoặc bắt nguồn do một bệnh lý khác.

Tìm hiểu nguyên nhân đau lưng cấp tính

Tổn thương xương khớp:

  • Gãy xương nén vào cột sống do loãng xương
  • Ung thư liên quan đến cột sống
  • Gãy xương cột sống
  • Co thắt cơ (cơ rất căng)
  • Đĩa đệm bị vỡ hoặc thoát vị
  • Đau thần kinh toạ
  • Hẹp cột sống (hẹp ống sống)
  • Độ cong cột sống (như vẹo cột sống hoặc gù cột sống ), có thể được di truyền và gặp ở trẻ em hoặc thanh thiếu niên
  • Căng hoặc rách các cơ hoặc dây chằng hỗ trợ lưng
  • Nhiễm trùng cột sống (viêm tủy xương, viêm đĩa đệm, áp xe)
  • Viêm khớp (bao gồm viêm xương khớp, viêm khớp vẩy nến và viêm khớp dạng thấp)
  • Đau quanh phía sau xương chậu hoặc khớp cùng chậu.

Bệnh lý mắc phải:

  • Chứng phình động mạch chủ bụng đang bị rò rỉ 
  • Nhiễm trùng thận hoặc sỏi thận
  • Các vấn đề về túi mật hoặc tuyến tụy  
  • Bệnh lý sinh sản ở nữ giới như nội mạc tử cung, u nang buồng trứng, ung thư buồng trứng hoặc u xơ tử cung  

Triệu chứng bệnh đau lưng cấp

Các triệu chứng điển hình của cơn đau lưng cấp bao gồm:

  • Đau nhói hoặc đau đột ngột ở vùng lưng
  • Cứng hoặc căng cơ lưng
  • Khó di chuyển hoặc đứng lên
  • Đau lan xuống một hoặc cả hai chân 
  • Giảm phạm vi chuyển động và tính linh hoạt

Cách điều trị đau lưng cấp tính

Điều trị giảm đau:

  • Nghỉ ngơi tại giường: Nghỉ ngơi tại giường trong thời gian ngắn (dưới 48 tiếng) thường được khuyến khích cho người đang bị đau lưng cấp tính. 
  • Hoạt động thể chất: Các bài tập hoạt động thể chất được khuyến nghị thực hiện sớm để thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh chóng sau cơn đau lưng. 
  • Chườm đá và chườm nóng: Chườm nóng và chườm đá luân phiên lên vùng lưng dưới giúp thư giãn cơ và giảm viêm cơ. 
  • Thuốc: Trong thường hợp co thắt cơ, thuốc giãn cơ có thể được kê đơn trong thời gian ngắn (3 đến 4 ngày). Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen hoặc naproxen thường được dùng để giảm đau. 
  • Vật lý trị liệu: trong hầu hết các điều trị xương khớp, vật lý trị liệu có thể là một phần thiết yếu của quá trình phục hồi chức năng vận động. Vật lý trị liệu tích cực có thể giúp rút ngắn thời gian phục hồi đáng kể. 

Chườm đá giúp làm dịu cơn đau lưng cấp tính

Điều trị hỗ trợ, phòng ngừa đau lưng dưới:

  • Tránh việc đứng yên trong một thời gian dài.
  • Hạn chế đi giày cao gót. 
  • Đặt một chiếc ghế đẩu dưới chân khi ngồi sao cho đầu gối cao hơn hông.
  • Đặt một chiếc gối nhỏ hoặc một chiếc khăn cuộn sau lưng khi ngồi hoặc lái xe trong thời gian dài.
  • Giảm cân nếu bị thừa cân, béo phì.
  • Tập thể dục hàng ngày để luyện tập và tăng cường sức chịu đựng cơ lưng.
  • Dùng thuốc xương khớp Đông y để trị các bệnh viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, đau lưng, đau thần kinh tọa

Cải thiện cơn đau lưng với thuốc Xương khớp Đông y

Trong Đông y, đau nhức xương khớp thường là do sự mất cân bằng của khí và huyết, cũng như sự tích tụ của hàn thấp (yếu tố lạnh và ẩm) trong cơ thể.

Việc chữa bệnh xương khớp bằng thuốc Đông y thực chất là kết hợp các vị thuốc khác nhau, nhằm mang tới hiệu quả toàn diện, vừa tập trung thay đổi cơ địa người bệnh, vừa bồi bổ can thận, nhằm lưu thông khí huyết để loại bỏ các tình trạng đau nhức xương khớp.

Có rất nhiều các bài thuốc, vị thuốc mạnh gân cốt trong kho tàng y học dân tộc, nổi bật có thể kể đến như Đương quy, Đỗ trọng, Cẩu tích, Đan sâm, Liên nhục, Tục đoạn, Thiên ma, Cốt toái bổ, Độc hoạt, Sinh địa,, Uy linh tiên, Thông thảo, Khương hoạt, Hà thủ ô đỏ…

Thuốc xương khớp Đông y (ví dụ Xương khớp Nhất Nhất) được bào chế dưới dạng viên nén tiện lợi.

Với công dụng bổ can thận, tăng cường khí huyết, thông kinh lạc, trừ phong thấp, thuốc được dùng chủ trị cho các chứng đau lưng, đau cột sống, đau thần kinh tọa, đau, cứng cơ xương khớp, hỗ trợ phòng ngừa bệnh tái phát.

Người có tình trạng đau lưng có thể tham khảo sử dụng.

Sản xuất từ thảo dược, tại nhà máy chuẩn GMP-WHO, Thuốc XƯƠNG KHỚP NHẤT NHẤT

Tác dụng - Chỉ định:
Tác dụng: Bổ can thận, tăng cường khí huyết, thông kinh lạc, trừ phong thấp.
 
Chỉ định: Trị các chứng đau lưng, đau cột sống, đau thần kinh tọa, các chứng phong tê thấp: thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, nhức mỏi, cứng cơ xương khớp, tay chân tê bại. Hỗ trợ điều trị thoái hoá, vôi hoá, gai cột sống.
Hỗ trợ phòng ngừa bệnh tái phát.

 

DS Hà Trần
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại //