Bé trai 2 tuổi tử vong vì chảy máu cam: mẹ đau đớn khi phát hiện lý do

23-11-2016 06:53:43

Xử lý chảy máu cam cho trẻ tưởng chừng rất đơn giản, thế nhưng từ trước đến nay hầu hết các bậc cha mẹ đều làm sai cách và chính điều đó có thể gây ra hậu quả khôn lường.

Mới đây, báo Trí thức trẻ có đăng tải câu chuyện đau buồn về cậu bé 2 tuổi hiếu động tên là Cường Cường. Do bị chảy máu cam trong lúc đang chơi nhưng người mẹ lại sơ cứu không đúng cách nên cậu bé đã qua đời ngay sau đó.

Câu chuyện đau lòng trên là một lời cảnh báo đối với các bậc cha mẹ đối với vấn đề chăm sóc con cái.

Hầu hết mọi người đều xử lý chảy máu cam sai cách

Dùng lực bóp mạnh mũi để ngăn không cho máu tiếp tục chảy. Ảnh: Internet

Không chỉ có trẻ em mà ngay cả người lớn, ai cũng từng chảy máu cam ít nhất một lần trong đời. 

Trong lúc chảy máu cam, đa số mọi người đều có cách xử lý là ngửa mặt lên trời hoặc bịt mũi lại, hoặc có khi còn nhét giấy vào mũi để cầm máu.

Tuy nhiên, chính những cách này sẽ gây nguy hiểm nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí có thể gây ra tử vong. Bởi vì, nếu sơ cứu không đúng cách rất có thể ảnh hưởng đến đường hô hấp dẫn đến nghẹt thở.

Trong trường hợp nếu chảy máu cam do chấn thương thì nó có khả năng gây tổn hại dịch não tủy, gây nhiễm trùng hộp sọ.

Cách xử lý chảy máu cam đúng cách cho trẻ

Tuyệt đối không để trẻ ngoáy mũi khi máu mới ngừng chảy. Ảnh: Internet

Nếu trẻ bị chảy máu cam nhẹ, cha mẹ có thể lấy một túi nước đá hoặc khăn lạnh ướp lên vùng trán và cổ. Hoặc cho trẻ xúc miệng bằng nước lạnh và nước đá để các mạch máu co lại, làm giảm lượng máu chảy.

Bóp chặt mũi bằng ngón tay cái và ngón tay trỏ để ngăn không cho máu tiếp tục chảy, thở bằng miệng, giữ nguyên như vậy từ 5 -10 phút.

Tuyệt đối không được ngả đầu trẻ ra sau bởi điều đó có thể khiến cho trẻ bị sặc, ho do máu chảy xuống miệng. Nếu máu chảy xuống miệng thì phải cho ra ngoài ngay lập tức.

Để ngăn chảy máu tái phát, không nên ngoáy hoặc xì mũi, không nên cúi trong vòng vài giờ sau khi bị chảy máu.

Khi xử lý chảy máu cam, nên giữ đầu ở mức cao hơn tim trong khoảng 2 tiếng để đảm bảo máu không chảy lại. Nếu chảy máu tái diễn, cần làm các động tác như mô tả  ở trên và đến ngay bệnh viện để kiểm tra.

L.H (T/h)
Theo Đời sống Plus //