Bạn có can đảm đặt cho con mình cái tên độc nhất vô nhị thế giới này không?

01-11-2016 15:37:06

Trên thế giới, mỗi quốc gia lại ban hành những quy định riêng về danh sách các tên gọi độc và dị bị cấm. Bạn có can đảm đặt cho con mình những cái tên dưới đây?

Brfxxccxxmnpcccclllmmnprxvclmnckssqlbb11116 ở Thụy Điển

Năm 1996, một cặp phụ huynh tại Thụy Điển đã định đặt cho con mình cái tên đầy khó hiểu như trên vì cho rằng nó có phát âm giống như "Albin". Việc làm này nhằm phản đối chính phủ trước lệnh cấm vận với những cái tên hơi dị một tý, bao gồm "IKEA" (tên hãng đồ nội thất) hay "Metallica" (tên ban nhạc).

@ ở Trung Quốc

Một đứa trẻ tại Trung Quốc đã suýt bị cha mẹ đặt tên là Vương @. Trong tiếng Trung Quốc, "@" đọc gần giống với "ái tha", có nghĩa là yêu anh.

Nếu thực sự nhận được cái tên trên, đứa trẻ hẳn sẽ gặp rắc rối đáng kể nếu muốn tiếp cận với trang mạng xã hội Twitter trong tương lai.

 Nhiều quốc gia trên thế giới quy định rõ việc đặt tên cho con nhằm đảm bảo các bé không phải mang tên kỳ lạ suốt cuộc đời mình. Ảnh minh họa

Facebook ở Mexico

Sau nhiều năm phải tiếp nhận và "từ chối một cách lịch sự" những cái tên mang tính xúc phạm, miệt thị, phân biệt đối xử hoặc thiếu ý nghĩa, chính quyền bang Sonora (Mexico)đã quyết định đưa ra một danh sách bao gồm những cái tên hoàn toàn bị cấm tại bang này.

Trong danh sách trên, nhiều cái tên độc và dị như "Facebook" (tên trang mạng xã hội), "Robocop" , "James Bond" (tên một dòng phim nổi tiếng và nhân vật chính trong phim đó), "Traffic" (có nghĩa là giao thông), "Terminator" (tên dòng phim "Kẻ hủy diệt" nổi tiếng) hay "Circumcision" (có nghĩa là cắt bao quy đầu).

Talula Does The Hula From Hawaii ở New Zealand

Tại New Zealand, chính quyền có thể từ chối những cái tên mà cha mẹ định đặt cho con mình nếu chúng mang tính xúc phạm, gây hiểu nhầm hay giống hệt với một loại tước hiệu chính thức.

Cái tên "bá đạo" nhất từng được ghi nhận tại New Zealand chính là "Talula Does The Hula From Hawaii" (có nghĩa là Talula nhảy Hula từ Hawaii). Cái tên này có độ bá đạonên hai bậc phụ huynh bị tòa án tước luôn quyền nuôi con.

Việc đặt tên cho con đều mang theo nhiều mong mỏi và ước nguyện của cha mẹ kỳ vọng ở đó. Ảnh minh họa

Monkey ở Đan Mạch

Tại Đan Mạch có danh sách khoảng 7000 tên dành cho trẻ sơ sinh được phê chuẩn. Hơn 1000 tên được xét duyệt hàng năm, trong số đó, có tới gần 20% bị từ chối.

Thậm chí, Đan Mạch cũng xuất bản cuốn sách do các bệnh viện phụ sản phát hành để cha mẹ đặt tên cho con. Một số tên bị cấm ở Đan Mạch như Jakobp, Anus, Monkey, Pluto…

Strawberry ở Pháp
Tại Pháp, các bậc phụ huynh đăng ký giấy khai sinh tại địa phương phải thông báo cho tòa án nơi địa phương đó. Tại đây, tên của các bé sẽ được xét duyệt.

Phía tòa án có thể từ chối cái tên đó nếu họ cho rằng, tên gọi này mang tới sự nhạo báng trong suốt cuộc đời đứa trẻ. Một số cái tên bị cấm tại Pháp như Mini Coppre, Strawberry, Deamon…

Osama Bin Laden ở Đức

Đức là một trong những quốc gia ban hành luật đặt tên cho trẻ em sớm nhất thế giới. Theo đó, tên của em bé phải đảm bảo tiêu chí chỉ cần nghe cũng phân biệt được giới tính.

Đức từ chối những cái tên ảnh hưởng tới hạnh phúc hay mang tới sự sỉ nhục đứa trẻ. Một số tên bị cấm như Hitler, Osama Bin Laden, Matti…

Chow Tow ở Malaysia

Chính quyền Malaysia cũng lên danh sách những cái tên “không nên đặt”. Trong danh sách, những cái tên gợi lên hình ảnh của động vật, sự lăng nhục, con số, tên Hoàng gia hay thực phẩm đều bị cấm. Một số tên bị cấm như Woti, Chow Tow, Sor Chai. Theo đó, Chow Tow nghĩa là đầu thối. 

Thái Hà (T/h)
Theo Đời sống Plus //