Bạn có biết viêm họng uống thuốc kháng sinh gì cho nhanh khỏi?

21-10-2021 16:51:49

Nhiều người quan niệm, khi mới bị viêm họng thì nên uống thuốc kháng sinh ngay để bệnh không nặng hơn. Nhưng bị viêm họng uống thuốc kháng sinh gì thì ít người biết rõ.

Viêm họng uống thuốc kháng sinh gì là thắc mắc của không ít người

Viêm họng uống thuốc kháng sinh gì hay không cần uống thuốc phụ thuộc vào nguyên nhân và triệu chứng viêm họng.

Nguyên nhân gây viêm họng, đau họng

Nguyên nhân phổ biến nhất của viêm họng là do nhiễm virus, vi khuẩn, thậm chí cả dị ứng, chấn thương hay nói nhiều, hét to.

Nhiễm virus

Virus gây ra khoảng 90% trường hợp viêm họng. Cảm lạnh và cúm là những bệnh nhiễm virus phổ biến nhất có thể gây viêm họng.

Nhiễm vi khuẩn

Vi khuẩn Streptococcus thường là là nguyên nhân gây viêm họng. Đây cũng là nguyên nhân gây ra gần 40% các trường hợp viêm họng ở trẻ em.

Dị ứng

Hệ thống miễn dịch phản ứng với các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, cỏ và vật nuôi. Nó tiết ra các chất hóa học gây ra các triệu chứng như nghẹt mũi, chảy nước mắt, hắt hơi và kích ứng cổ họng. Chất nhầy dư thừa trong mũi có thể chảy xuống phía sau cổ họng, gây viêm họng.

Chấn thương

Bất kỳ chấn thương nào, chẳng hạn như hóc xương, nghẹn thức ăn cũng có thể gây đau cổ họng.

Nói nhiều, hét to

Sử dụng lặp đi lặp lại làm căng dây thanh âm và cơ trong cổ họng khi la hét, nói to hoặc hát trong một thời gian dài cũng dễ gây đau họng.


Nói nhiều, nói to cũng là nguyên nhân gây viêm họng, đau họng

Khối u

Khối u ở cổ họng, thanh quản hoặc lưỡi có thể gây đau họng. Khi đau họng là dấu hiệu của ung thư, nó sẽ không biến mất sau vài ngày.

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD)

Là tình trạng axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản (ống dẫn thức ăn từ miệng đến dạ dày). Axit đốt cháy thực quản và cổ họng, đôi khi có thể gây đau họng.

Không khí khô

Không khí khô có thể hút hơi ẩm từ miệng và cổ họng và khiến họng bị khô và ngứa.

Khói thuốc, hóa chất và các chất gây kích ứng khác

Nhiều hóa chất và chất khác nhau trong môi trường gây kích ứng cổ họng, như khói thuốc lá, ô nhiễm không khí hoặc giao thông, các sản phẩm tẩy rửa và các hóa chất khác.

Có nên uống thuốc kháng sinh ngay khi bị viêm họng không?

Thuốc kháng sinh là các loại thuốc có tác dụng tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh. Các loại thuốc thuốc kháng sinh được chế xuất dưới dạng thuốc uống viên nén, dạng lỏng hoặc được tiêm, truyền vào cơ thể. Dùng thuốc kháng sinh loại gì tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý của mỗi người.

Thuốc kháng sinh có hiệu quả với viêm họng nếu nguyên nhân là do vi khuẩn gây ra. Nếu nguyên nhân là do virus, không khí khô, chấn thương, nói nhiều hét to… thì thuốc kháng sinh không có tác dụng.

Virus gây ra khoảng 90% trường hợp viêm họng. Do đó, không nên mua thuốc kháng sinh ngay khi mới bị viêm họng và chưa xác định được nguyên nhân. Lạm dụng thuốc kháng sinh không những không điều trị đúng bệnh mà còn có thể gây ra các tác dụng phụ như tiêu chảy, nôn mửa, phát ban trên da, tăng nguy cơ kháng kháng sinh, nguy hiểm cho việc điều trị bệnh do nhiễm khuẩn sau này.


Thuốc kháng sinh có hiệu quả với viêm họng là do vi khuẩn gây ra

Bị viêm họng uống thuốc kháng sinh gì cho nhanh khỏi?

Thuốc penicillin hoặc amoxicillin thường được chỉ định trong điều trị viêm họng. Thuốc kháng sinh có thể không giúp giảm các triệu chứng nhanh hơn, nhưng nó giúp giảm nguy cơ lây lan vi khuẩn sang người khác hoặc các bộ phận khác của cơ thể như tai và xoang.

Liều lượng kháng sinh có thể thay đổi tùy theo tuổi và cân nặng. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ khuyến cáo liều lượng thuốc kháng sinh dành cho các đối tượng như dưới đây:

Penicillin đường uống:

Trẻ em: 250mg x 2 lần/ngày hoặc 250mg x 3 lần/ngày trong 10 ngày

Thanh thiếu niên và người lớn: 250mg x 4 lần/ngày hoặc 500mg x 2 lần/ngày trong 10 ngày

Amoxicillin đường uống:

Trẻ em và người lớn: 50 mg/kg x 1 lần/ngày (tối đa 1000mg x 1 lần/ gày) trong 10 ngày

Trẻ em và người lớn: 25 mg/kg x 2 lần / ngày (tối đa 500mg x 2 lần/ngày) trong 10 ngày

Benzathine penicillin tiêm bắp:

Trẻ em <27 kg: 600000 đơn vị, 1 liều duy nhất

Trẻ em và người lớn ≥27 kg: 1200000 đơn vị, 1 liều duy nhất

Viêm họng dùng kháng sinh gì nếu bị dị ứng với penicillin?

Nếu bị dị ứng với penicillin (các dấu hiệu như phát ban, ngứa, khó thở, sổ mũi…), có thể điều trị viêm họng bằng cephalosporin phổ hẹp (như cephalexin hoặc cefadroxil), clindamycin, azithromycin hoặc clarithromycin.

  • Cephalexin uống 20 mg/kg x 2 lần/ngày (tối đa 500 mg x 2 lần/ngày) trong 10 ngày
  • Cefadroxil uống 30 mg/kg x 1 lần/ngày (tối đa 100mg x 1 lần/ngày) trong 10 ngày
  • Uống clindamycin 7 mg/kg x 3 lần/ngày (tối đa 300 mg x 3 lần/ngày) trong 10 ngày
  • Azithromycin uống 12 mg/kg x 1 lần/ngày trong ngày đầu tiên (tối đa 500 mg), tiếp theo là 6 mg/kg x 1 lần/ngày (tối đa 250 mg x 1 lần/ngày) trong 4 ngày tiếp theo
  • Clarithromycin uống 7,5 mg/kg x 2 lần/ngày (tối đa 250 mg x 2 lần/ngày) trong 10 ngày.

Làm thế nào để điều trị viêm họng mà không cần dùng kháng sinh?

Đau họng do nhiễm virus và các nguyên nhân khác thường tự khỏi sau 4-5 ngày. Trong thời gian chờ cơ thể tự hồi phục, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau:

Uống trà chanh mật ong ấm

Mật ong có tính kháng khuẩn, kháng virus. Chanh có chứa vitamin C giúp tăng khả năng hồi phục của cơ thể. Uống trà chanh mật ong ấm sẽ giúp làm dịu cổ họng, giảm đau cổ họng hiệu quả.

Tuy nhiên, không nên cho trẻ dưới 1 tuổi áp dụng cách này vì mật ong có thể gây ngộ độc.


Uống trà chanh mật ong ấm giúp giảm đau họng, làm dịu cổ họng

Dùng máy lọc không khí

Dùng máy lọc không khí trong phòng ngủ sẽ giúp giảm hắt hơi, sổ mũi, đau họng do dị ứng mạt bụi, phấn hoa.

Dùng máy tạo ẩm

Không khí trong phòng quá khô có thể gây kích ứng cổ họng nên để tăng cường độ ẩm trong phòng thì có thể dùng máy tạo ẩm, máy phun sương.

Uống thuốc giảm đau không kê đơn

Nếu bị đau họng kèm sốt, có thể dùng thuốc không kê đơn như acetaminophen hoặc ibuprofen để giảm đau và hạ sốt.

Ăn món lỏng, dễ tiêu hóa

Vì đau họng dẫn đến khó nuốt nên nhiều người không muốn ăn. Tuy nhiên, ăn các món được chế biến mềm, dễ tiêu hóa sẽ bổ sung dinh dưỡng, đẩy nhanh tốc độ hồi phục của cơ thể.

Dùng dung dịch xịt họng thảo dược

Khi bị ngứa họng muốn ho, đau rát họng, viêm họng, viêm thanh quản hay amidan, có thể dùng dung dịch xịt họng thảo dược. Nên chọn sản phẩm có dạng vòi xịt dài để đưa dung dịch đến vùng hầu họng, có tác dụng tại chỗ, tiêu biểu như Dung dịch Xịt Họng Nhất Nhất.

Do có tác dụng ngay tại vùng hầu họng nên dung dịch sẽ giúp hỗ trợ giảm ngay ngứa họng, kích ứng cổ họng, giảm đau họng, viêm họng. Với thành phần thảo dược an toàn nên cả người lớn và trẻ em đều có thể dùng được.

Những biện pháp tự nhiên này có thể áp dụng với mọi trường hợp đau họng, bất kể nguyên nhân là gì. Nếu mới bị đau họng, chưa xác định được nguyên nhân, bạn nên thử áp dụng các biện pháp tự nhiên để chăm sóc và hỗ trợ điều trị. Nếu đau họng kéo dài vài ngày kèm theo sốt cao, thì nên đi khám để được bác sĩ điều trị phù hợp.

Dung dịch Xịt Họng Nhất Nhất

Nếu xịt đúng cách thường cắt ngay cơn ho trong 10 phút

Nếu không xin gọi hotline 1800.6689 để được tư vấn cách dùng chính xác

Hỗ trợ:

Giảm nhanh ngứa họng, viêm họng, viêm amidan, thanh quản

Sản xuất tại: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT

 

Vân Anh
Theo Giáo dục & Thời đại //