Bài thuốc điều trị chứng huyết ứ trong Y học cổ truyền

31-05-2024 13:21:15

Y học cổ truyền coi khí huyết là nền tảng của mọi hoạt động trong cơ thể. Huyết ứ kém lưu thông, các tạng không được nuôi dưỡng đầy đủ là nguyên nhân gây ra bệnh tật. Cùng tìm hiểu cách điều trị chứng huyết ứ theo y học cổ truyền.

Chứng huyết ứ là một chứng bệnh phổ biến trong Y học cổ truyền

MỤC LỤC
Chứng huyết ứ là gì? 
Nguyên nhân gây huyết ứ
Triệu chứng huyết ứ
Điều trị chứng huyết ứ theo Y học cổ truyền
Thuốc hoạt huyết Đông y – Giải pháp cho các bệnh huyết ứ

Chứng huyết ứ là gì? 

Chứng huyết ứ là tình trạng huyết không lưu thông, đình trệ và ngưng đọng. Hoặc huyết thoát ra ngoài kinh mạch, tích lại trong cơ thể, ảnh hưởng đến sự vận hành của khí huyết mà phát sinh ra hàng loạt chứng trạng. 

Đông y quan niệm “Thông tắc bất thống, thống tắc bất thông” tạm dịch khí huyết trong con người phải được lưu thông thì âm dương trong cơ thể mới cân bằng, chức năng các tạng phủ mới bình thường và cơ thể mới khỏe mạnh. 

Khí huyết không thông là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lý. Huyết ứ ở đâu, các tổ chức của cơ thể ở đó sẽ không được nuôi dưỡng đầy đủ, tế bào bị tổn thương và chết khiến ta có cảm giác đau đớn, thậm chí lâu ngày tế bào đó biến thành khối ung thư. 

Đặc biệt, ở não huyết ứ gây nên tình trạng thiếu máu lên não khiến đau đầu, choáng váng, chóng mặt, mệt mỏi, hay quên.

Trong y học hiện đại, huyết ứ ứng với các bệnh thuộc hệ thống mạch máu, di chứng sau đột quỵ não, các bệnh lý thuộc hệ tim mạch...

Nguyên nhân gây huyết ứ

Khí huyết không thông sẽ phát sinh chứng ứ huyết, trở ngại sẽ dẫn đến bế tắc, gây đau yếu "bất thông tắc thống". Huyết ứ phát sinh có liên quan mật thiết đến các tạng trong cơ thể như tim, não, gan và hệ tiêu hóa. 

Nguyên nhân chủ yếu thường do té ngã hoặc do nội thương xuất huyết, hoặc do lao thương quá độ mà sinh ra bệnh. 

Triệu chứng huyết ứ

Biểu hiện lâm sàng chủ yếu của chứng ứ huyết, vì bộ vị ứ nghẽn khác nhau, nên có thể phát sinh các chứng trạng không giống nhau. 

Mặc dù biểu hiện bệnh đa dạng, một số dấu hiệu đặc trưng của huyết ứ bao gồm:

  • Đau nhói, trưng tích có hòn cục, xuất huyết phát ban
  • Sắc mặt đen sạm, nổi rõ gân xanh vằn vện đứt khúc
  • Môi lưỡi xanh tía, mạch Tế sắc hoặc Kết đại
  • Thống kinh, sắc kinh tía đen có hòn cục ở phụ nữ

Huyết ứ khiến mạch máu tắc nghẽn, lưu thông kém

Điều trị chứng huyết ứ theo Y học cổ truyền

Đông y căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh, dựa vào đó để đưa ra cách điều trị cho từng thể bệnh.

Y học xưa lấy cân bằng làm gốc, trị bệnh chủ yếu dựa trên nguyên lý “hư phải bổ, tắc phải thông, rối loạn phải điều hòa”. 

Huyết ứ là quá trình bệnh lý, là nhân tố gây nên rất nhiều bệnh tật. Vì thế thuốc hoạt huyết hóa ứ phạm vi điều trị rất rộng.

Dưới đây là các bài thuốc cổ truyền chữa bệnh huyết ứ:

Huyết phủ trục ứ thang

Thành phần:

Đương quy, Đào nhân, Chỉ xác, Sài hồ, Cát cánh, Xuyên ngưu tất, Sinh đại hoàng, Hồng hoa, Xích thược, Xuyên khung, Cam thảo

Công dụng:

Hoạt huyết hóa ứ, hành khí chỉ thống hiệu quả trong điều trị các chứng huyết ứ trong các bệnh lý mạch máu não.

Tứ vật thang

Thành phần:

Đương quy,  Thục địa, Xích thược, Xuyên khung

Tứ vật thang là bài thuốc cổ truyền từ ngàn năm nay và được sử dụng thường xuyên với hiệu quả và công dụng điều trị cao.

Công dụng:

Bổ huyết, sinh huyết mà không trệ huyết, hành huyết mà không phá huyết, trong bổ có tán, trong tán có thu, dinh huyết được điều hòa, vận hành khí huyết bị ứ trệ.

Bát trân bổ huyết

Được hợp lại từ hai bài thuốc là bài Tứ quân (tác dụng bổ khí) và Tứ vật (bổ huyết).

Thành phần:

Đương quy, xuyên khung, thục địa, bạch thược, đảng sâm, bạch linh, bạch truật, cam thảo.

Công dụng:

Ích khí bổ huyết, hoạt huyết, điều kinh, giảm đau, nhuận tràng và thông tiện.

Bài thuốc hoạt huyết, bổ huyết từ 6 vị dược liệu

Đông y có bài thuốc bổ huyết, hoạt huyết nổi tiếng, kết hợp từ 6 vị thuốc quý như Đương quy, Ích mẫu, Ngưu tất, Thục địa, Xích thược, Xuyên khung…

Đương quy bổ huyết, dưỡng huyết; Ích mẫu có công dụng hoạt huyết, điều huyết, Ngưu tất là vị thuốc khử ứ, thông kinh lạc; Thục địa bổ can thận, tư âm, dưỡng huyết; Xích thược dùng để hành huyết và chỉ thống; kết hợp với Xuyên khung có tác dụng lý khí giải uất.

Các vị thuốc hoạt huyết hóa ứ phần lớn có vị cay đắng, quy kinh can, tâm, nhập huyết phận, thông qua tác dụng hoạt huyết hóa ứ mà có tác dụng giảm đau - điều kinh - phá huyết tiêu trưng - trị thương tiêu thũng - hoạt huyết tiêu mụn nhọt. 

Thục địa là vị thuốc có trong bài thuốc hoạt huyết, bổ huyết

Bài thuốc thường được dùng trong các chứng bệnh huyết hư, ứ trệ. Hiện nay, bài thuốc này đã được chuyển giao sản xuất tại nhà máy dược phẩm chuẩn GMP-WHO, tạo nên Thuốc Hoạt Huyết Đông y dạng viên nén tiện dụng.

Thuốc Hoạt Huyết Đông y – Giải pháp cho các bệnh huyết ứ

Kế thừa tinh hoa từ bài thuốc hoạt huyết cổ phương, các chuyên gia chế tạo thành công sản phẩm Thuốc Hoạt Huyết Đông y dạng viên nén, tiện sử dụng và dễ bảo quản.

Thuốc được sử dụng rộng rãi trong việc hỗ trợ phòng, chống các bệnh tuần hoàn, mạch máu bao gồm: thiểu năng tuần hoàn não, thiếu máu tuần hoàn ngoại vi; đau bụng kinh, hỗ trợ phòng ngừa và điều trị xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, nghẽn mạch, tai biến mạch máu não.

Thuốc Hoạt Huyết Đông y dạng viên nén (ví dụ Hoạt Huyết Nhất Nhất) hiện có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc, bạn có thể tham khảo sử dụng.

Hoạt Huyết Nhất Nhất - Tăng cường lưu thông máu

Thành phần (Cho 1 viên nén): 
672mg cao khô hỗn hợp dược liệu tương đương với:
Đương quy (Radix Angeliacae sinensis): 1500mg,
Ích mẫu (Herba Leonuri japonica): 1500mg,
Ngưu tất (Radix Achyranthis bidentatae): 1500mg,
Thục địa (Radix Rehmanniae glutinosae praeparata): 1500mg,
Xích thược (Radix Paeoniae): 750mg,
Xuyên khung (Rhizoma Ligustici wallichii): 750mg,
Tá dược vừa đủ 1 viên

Chỉ định:
Trị các chứng huyết hư, ứ trệ. Phòng ngừa và điều trị thiểu năng tuần hoàn não (mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, mất thăng bằng, hoa mắt, ngủ không ngon, suy giảm trí nhớ, suy nhược thần kinh), thiểu năng tuần hoàn ngoại vi (đau mỏi vai gáy, tê cứng cổ, đau cách hồi, đau cơ, tê bì chân tay) thể huyết ứ; rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh do huyết ứ.

Hỗ trợ phòng ngừa và điều trị xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, nghẽn mạch, tai biến mạch máu não.

Liều dùng, cách dùng:
Ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 viên.
Với bệnh mạn tính nên uống thuốc liên tục ít nhất 3 tháng.
Trường hợp bệnh nặng, cần tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị để điều chỉnh liều cho phù hợp. Khi dùng liều cao hơn liều thông thường (không quá 2 lần) phải được sự đồng ý của bác sĩ.

Lưu ý:
Với từng bệnh nhân cụ thể, nếu hiệu quả, Hoạt Huyết Nhất Nhất phải có tác dụng rõ rệt sau vài tuần sử dụng, nếu không thì tham khảo ý kiến thầy thuốc về việc tiếp tục hay ngưng dùng thuốc để khỏi lãng phí.
Nếu quên không dùng thuốc 1 lần, thì tiếp tục dùng thuốc lần tiếp theo đúng liều lượng chỉ dẫn.

Chống chỉ định:
Phụ nữ có thai, Người đang chảy máu, Mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.

Cảnh báo và thận trọng khi dùng thuốc:
Người có rối loạn đông máu
Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú:
Phụ nữ có thai: Thuốc không dùng cho phụ nữ đang mang thai.
Sử dụng thuốc cho phụ nữ cho con bú: Không có dữ liệu về sử dụng thuốc trên phụ nữ cho con bú. Không nên sử dụng ở phụ nữ cho con bú.

Sản xuất bởi:
Công ty TNHH Dược phẩm Nhất Nhất 
Địa chỉ: Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An

Số Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc: 18/2022/XNQC/YHCT ngày 10/10/2022
ĐỌC KỸ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRƯỚC KHI DÙNG

 

DS Thu Hà
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại //