9 dấu hiệu phát hiện sớm căn bệnh ung thư nghệ sĩ Lê Bình mắc phải

02-05-2019 06:53:25

Dưới đây là 9 dấu hiệu cho thấy khả năng mắc ung thư phổi và cách sàng lọc sớm để có thể giúp mọi người kịp thời chữa trị.


Nghệ sĩ Lê Bình qua đời sau thời gian chống chọi với bệnh ung thư (ảnhảnh: Trí thức trẻ)

Sáng 1/5, tại Bệnh viện 175 (TP.HCM), sau hơn một năm chiến đấu với căn bệnh ung thư phổi, nghệ sĩ Lê Bình đã trút hơi thở cuối cùng trong niềm thương tiếc vô hạn của gia đình, bạn bè. 

Nghệ sĩ Lê Bình phát hiện ung thư phổi từ tháng 4/2018 nhưng âm thầm điều trị. Thời gian đầu sau chữa trị, Lê Bình trông khoẻ mạnh hơn, khác hẳn với vóc dáng tiều tuỵ trước đây. Với niềm đam mê nghệ thuật, nam nghệ sĩ cố gắng làm việc, chạy show phù hợp để có tiền trang trải cuộc sống lẫn viện phí.

Sau một năm điều trị, sức khỏe ông chuyển biến xấu do khối u di căn vào tủy. Hồi đầu tháng 3/2019, ông phải nhập viện do nửa thân dưới bị liệt. Đến ngày 1/5, nghệ sĩ Lê Bình đã trút hơi thở cuối cùng tại Bệnh viện 175 (TP.HCM).

Căn bệnh ung thư phổ biến

Theo các chuyên gia, ung thư phổi là một trong những bệnh ung thư phổ biến về tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong. Đặc biệt, những yếu tố dẫn đến căn bệnh này ngày càng gia tăng ở nước ta.

Theo GS. TS Mai Trọng Khoa, Giám đốc trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, bệnh viện Bạch Mai cho biết, tại Việt Nam, ung thư phổi có 21.865 ca mới mắc bệnh, chiếm tỷ lệ 17,5%; số ca tử vong là 19.559 chiếm tỷ lệ 20,6%. Việc phát hiện bệnh ung thư phổi ở giai đoạn đầu rất khó khăn. Tại Việt Nam, chỉ có khoảng 10-20% bệnh nhân được chẩn đoán ở giai đoạn sớm, đa phần bệnh nhân được phát hiện khi đã ở giai đoạn muộn.

Ung thư phổi chia làm 2 nhóm: ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư phổi không tế bào nhỏ, trong đó 80-85% là ung thư phổi không tế bào nhỏ. Đa số bệnh nhân được chẩn đoán ung thư phổi ở giai đoạn tiến triển, vì vậy tiên lượng ở các bệnh nhân ung thư phổi còn xấu.

Các phương pháp điều trị gồm: phẫu thuật, xạ trị, hóa chất, sinh học. Việc lựa chọn và lập kế hoạch điều trị phụ thuộc vào thể trạng, giai đoạn bệnh và mô bệnh học của từng bệnh nhân.

Những dấu hiệu nhận biết sớm bệnh ung thư phổi

Các chuyên gia y tế khuyên rằng, để phát hiện sớm căn bệnh ung thư phổi, chúng ta cần khám sức khỏe định kỳ thường xuyên. Sau đây là 9 dấu hiệu cho thấy khả năng mắc ung thư phổi và cách sàng lọc sớm để có thể giúp mọi người kịp thời chữa trị.

Ho kéo dài: Hãy cảnh giác với những cơn ho kéo dài. Ho liên quan đến cảm lạnh hoặc nhiễm trùng đường hô hấp sẽ hết sau một hoặc hai tuần, nhưng ho dai dẳng có thể là triệu chứng của ung thư phổi.

Những thay đổi trong cơn ho như ra máu, chất nhầy: Cần chú ý đến bất kỳ thay đổi nào trong cơn ho mãn tính, đặc biệt nếu bạn hút thuốc. Nếu bạn ho thường xuyên hơn, cơn ho kéo lâu hơn hoặc âm thanh khàn khàn, hoặc bạn ho ra máu hoặc một lượng chất nhầy bất thường, thì nên đi khám.

Ngoài ra, cần chú ý đến bất kỳ thay đổi nào trong cơn ho mãn tính, đặc biệt nếu bạn hút thuốc. Nếu bạn ho thường xuyên hơn, cơn ho kéo lâu hơn hoặc âm thanh khàn khàn, hoặc bạn ho ra máu hoặc một lượng chất nhầy bất thường, thì nên đi khám.

Do vậy nếu ho kéo dài, hãy đến gặp bác sĩ ngay. Họ sẽ kiểm tra phổi của bạn và có thể yêu cầu chụp X-quang hoặc các xét nghiệm khác.


Những cơn ho kéo dài có thể là dấu hiệu của bệnh phổi có vấn đề

Thay đổi hơi thở: Khó thở hoặc trở nên dễ thở cũng là những triệu chứng có thể của ung thư phổi. Thay đổi nhịp thở có thể xảy ra nếu ung thư phổi chặn hoặc thu hẹp đường thở hoặc nếu chất lỏng từ khối u phổi tích tụ trong ngực. Cần sức chú ý khi bạn cảm thấy khó thở, đặc biệt sau khi leo cầu thang hoặc thực hiện các công việc mà bạn từng thấy rất dễ dàng trước đây.

Đau ở vùng ngực: Ung thư phổi có thể tạo ra những cơn đau ở ngực, vai hoặc lưng. Hãy cho bác sĩ của bạn biết nếu bạn nhận thấy bất kỳ loại đau ngực nào, cho dù đó là đau âm ỉ, liên tục hoặc không liên tục.

Bạn cũng nên lưu ý xem cơn đau có giới hạn ở một khu vực cụ thể hay xảy ra trên khắp toàn bộ ngực của bạn không. Khi ung thư phổi gây đau ngực, sự khó chịu có thể xuất phát từ các hạch bạch huyết mở rộng hoặc di căn vào thành ngực, lớp lót quanh phổi, được gọi là màng phổi hoặc xương sườn.

Khò khè: Khi đường thở bị tắc nghẽn hoặc bị viêm, phổi sẽ tạo ra âm thanh khò khè khi bạn thở. Khò khè có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân, một số trong đó là lành tính và dễ điều trị.

Tuy nhiên, thở khò khè cũng là một triệu chứng của bệnh ung thư phổi, đó là lý do tại sao bạn nên chú ý. Đừng cho rằng thở khò khè chỉ là do hen suyễn hoặc dị ứng thông thường.

Giọng khàn khàn: Nếu bạn thấy có một sự thay đổi đáng kể trong giọng nói của bạn, hoặc nếu người khác chỉ ra rằng giọng nói của bạn nghe trầm hơn, khàn hơn, hãy đi khám bác sĩ.

Khàn tiếng có thể được gây ra bởi cảm lạnh đơn giản, nhưng triệu chứng này có thể chỉ ra một tình trạng nghiêm trọng hơn khi nó kéo dài hơn hai tuần. Khàn tiếng liên quan đến ung thư phổi có thể xảy ra khi khối u ảnh hưởng đến dây thần kinh kiểm soát thanh quản, hoặc khí quản.

Giảm cân: Việc giảm cân không giải thích được từ khoảng 4-5 kg trở lên có thể liên quan đến ung thư phổi hoặc một loại ung thư khác. Khi bị ung thư, sự sụt cân này có thể là do các tế bào ung thư sử dụng năng lượng. Nó cũng có thể là kết quả của sự thay đổi trong cách cơ thể sử dụng năng lượng từ thực phẩm.

Đau xương: Ung thư phổi đã di căn đến xương có thể tạo ra đau ở lưng hoặc ở các khu vực khác của cơ thể. Cơn đau này có thể trở nên tồi tệ hơn vào ban đêm trong khi nằm nghỉ ngơi. Có thể khó phân biệt giữa đau xương và cơ. Đau xương thường tồi tệ hơn vào ban đêm và tăng khi vận động.

Ngoài ra, ung thư phổi đôi khi liên quan đến đau vai, cánh tay hoặc cổ, mặc dù điều này ít phổ biến hơn. Hãy chú ý đến những cơn đau nhức của bạn, và nên nói chuyện với bác sĩ về tình trạng này.

Nhức đầu: Nhức đầu có thể là một dấu hiệu cho thấy ung thư phổi đã di căn lên não. Tuy nhiên, không phải tất cả các cơn đau đầu đều liên quan đến di căn não. Đôi khi, một khối u phổi có thể tạo ra áp lực lên tĩnh mạch chủ trên, đây là tĩnh mạch lớn di chuyển máu từ phần trên cơ thể đến tim. Áp lực cũng có thể gây ra đau đầu, hoặc trong trường hợp nghiêm trọng hơn, đau nửa đầu.

Mai Anh (t/h)
Theo Đời sống Plus/GĐVN //