7 ‘thủ phạm’ không ngờ tới này sẽ khiến chị em khó thụ thai
Bạn đã cố gắng thụ thai trong một thời gian dài nhưng không thể. Các chuyên gia đã chỉ ra một số tác nhân có thể ảnh hưởng đến khả năng thụ thai mà bạn không ngờ tới.
Nếu cơ thể bạn quá béo hoặc quá gầy, cơ hội thụ thai càng ít đi (Ảnh: Ayushology)
Quá béo hoặc quá gầy
Nếu bạn bị suy dinh dưỡng, khả năng rụng trứng không tốt. Lý do là vì những phụ nữ có chỉ số BMI quá thấp sẽ thiếu hormone leptin- giúp kiểm soát cảm giác đói và no. Việc thiếu leptin khiến kinh nguyệt không đều, theo một nghiên cứu năm 2009 của Đại học Harvard.
Nhưng nếu bạn thừa cân, nó sẽ cản trở khả năng sinh sản. Do đó, bạn cần duy trì trọng lượng lý tưởng và nếu càng vượt quá chỉ số BMI lý tưởng, cơ hội thụ thai càng ít đi, ngay cả khi ngày rụng trứng của bạn đều đặn.
Mặc đồ lót quá chật
Theo Zing news, phụ nữ thường mặc đồ lót chật vì nó làm nổi bật hình dáng cơ thể của họ. Tuy nhiên, điều đó có thể làm giảm lưu thông không khí, dẫn đến viêm nhiễm vùng kín, cản trở chức năng của các cơ quan sinh sản. Ở nam giới, số lượng và chất lượng của tinh trùng sụt giảm. Quần lót quá chật khiến cơ thể không thoải mái, nhiệt độ vùng kín tăng làm giảm sức sản xuất tinh trùng.
Tiếp xúc nhiều hóa chất độc hại
Các chất độc môi trường gây hại cho cả nam và nữ giới. Tiếp xúc nhiều với hóa chất, thuốc trừ sâu, khói thuốc lá, nhựa, bao bì thực phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân (như dầu gội, mỹ phẩm) có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là sinh sản. Chúng làm giảm khả năng thụ thai của các cặp đôi xuống 29%, theo một nghiên cứu năm 2013.
"Yêu" quá nhiều
Một số người tin rằng quan hệ tình dục nhiều có thể tăng cơ hội thụ thai. Tuy nhiên, điều này là không đúng bởi quan hệ quá nhiều có thể gây mệt mỏi, chóng mặt, đi tiểu thường xuyên. Tình trạng này kéo dài đến ngày rụng trứng, một trong hai người sẽ không còn hứng thú "yêu", dẫn đến mất cơ hội thụ thai.
Yêu nhiều, liên tục không làm tăng cơ hội thụ thai như nhiều người vẫn nghĩ (Ảnh: Firstparenting)
Mẹ của bạn
Theo VnExpress, hãy hỏi mẹ và chị em trong gia đình mình xem khi nào họ bước vào thời kỳ mãn kinh. Nếu họ bị mãn kinh sớm thì rất có thể bạn cũng thế. Phụ nữ thường sinh ra với một số lượng trứng nhất định và chắc chắn là yếu tố di truyền đóng vai trò quyết định việc bạn sinh ra có ít hay nhiều trứng hơn bình thường… Tuy nhiên, bạn có thể tránh được kịch bản này nếu đến gặp bác sĩ để được tư vấn.
Tập thể dục cường độ cao
Luyện tập giúp bạn giữ vóc dáng, khỏe mạnh và tràn đầy sức sống - điều này rất quan trọng nếu bạn đang cố gắng có bầu. Tuy nhiên, bạn nên biết nếu tập luyện cường độ quá cao lại tác động không tốt đến sự rụng trứng. Một nghiên cứu năm 2012 nhận thấy những chị em có cân nặng bình thường nếu luyện tập cường độ cao hơn 5 tiếng mỗi tuần có thể khó có thai hơn.
Dấu hiệu rõ ràng nhất bạn có thể thấy là thay đổi chu kỳ kinh nguyệt. Nếu bạn thấy chù kỳ kinh nguyệt ngắn hơn và lượng máu ra ít đi thì nên đi khám để được bác sĩ tư vấn.
Tiêu thụ quá nhiều chất béo chuyển hóa
Các chất béo chuyển hóa có trong bánh nướng, pizza, khoai tây chiên, đồ ăn chiên rán... có thể tác động tiêu cực đến khả năng sinh sản, khiến việc rụng trứng không xảy ra. Cố gắng hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm này vì chúng làm tăng nguy cơ rối loạn ngày rụng trứng tới 73%. Khi bạn thèm ăn chúng, tốt hơn là nên chọn đồ ăn nhẹ như chuối, ngũ cốc nguyên hạt, hạnh nhân hay sữa chua.
Xem thêm bệnh viện nhi ở Sài Gòn vỡ trận vì dịch chồng dịch