10+ cách chữa dị ứng thời tiết nổi mề đay hiệu quả, nhanh khỏi
Nổi mề đay do dị ứng thời tiết thường xảy ra vào thời điểm thời tiết thay đổi, chẳng hạn như khi trời nóng chuyển lạnh hoặc ngược lại. Bệnh gây ra cảm giác rất khó chịu và tác động trực tiếp đến sinh hoạt, công việc của người bệnh. Để giải quyết tình trạng này, mời bạn hãy đọc ngay bài viết dưới đây để có thêm thông ti
I - Nguyên nhân gây dị ứng thời tiết nổi mề đay
Nổi mề đay là phản ứng của hệ miễn dịch trước các tác nhân bất thường, kích thích cơ thể giải phóng một chất trung gian gây phản ứng dị ứng là histamin. Điều này gây ra triệu chứng ngứa ngáy, mẩn đỏ, nổi các vết mề đay trên tay chân, mặt, lưng, bụng hoặc bất kỳ khu vực nào ở cơ thể.
Trong số rất nhiều nguyên nhân gây nổi mề đay thì dị ứng thời tiết là tác nhân nhiều người gặp phải nhất, đặc biệt là trong thời gian trở trời, giao mùa. Sự thay đổi thời tiết kéo theo nền nhiệt thay đổi nhanh, khiến một số người nhạy cảm, đề kháng kém bị phản ứng dị ứng và biểu hiện bằng hiện tượng mề đay, mẩn đỏ ngứa.
Thay đổi thời tiết cũng tạo ra những thay đổi về độ ẩm trong không khí, tạo điều kiện thuận lợi cho các dị nguyên (vi khuẩn, nấm mốc, virus) phát triển. Và khi da bị tiếp xúc với chúng sẽ gây nổi mề đay.
Còn theo quan điểm của Đông y, hiện tượng nổi mề đay là do chức năng thải độc của tạng phủ (gan, thận, da, hệ bạch huyết) bị suy giảm, dẫn đến độc tố tích tụ trong cơ thể. Nếu các chất độc này tồn tại kéo dài trong cơ thể mà không được loại bỏ, cộng với tác động của sự thay đổi thời tiết làm các ngoại tà xâm nhập có thể khiến cho da dễ kích ứng, gây ra tình trạng dị ứng thời tiết nổi mề đay.
II - Những kiểu thời tiết dễ gây dị ứng nổi mề đay
- Thời tiết nóng bức: Vào thời tiết nắng nóng, da đổ nhiều mồ hôi để duy trì thân nhiệt ổn định cho cơ thể. Lúc này da bị ẩm ướt, tạo điều kiện thuận lợi để các mầm bệnh sinh sôi, phát triển. Từ đó cũng làm tăng nguy cơ gây ra phản ứng dị ứng thời tiết nổi mề đay.
- Thời tiết khô hanh: Vào thời điểm mùa đông hoặc mùa xuân, không khí lạnh kéo theo độ ẩm giảm sút, làm cho da bị khô, giảm sức đề kháng do mất đi độ ẩm bề mặt. Chính vì da khô ráp nên dễ bị tổn thương, nứt nẻ, tạo điều kiện các các tác nhân gây dị ứng xâm nhập gây nổi mề đay khi trời lạnh.
- Thời tiết đột ngột thay đổi: Khi nhiệt độ thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng chuyển sang lạnh (chẳng hạn như vào thời điểm giao mùa, trời lạnh mùa đông), lúc này độ ẩm trong không khí giảm khiến cho da bị khô nứt nẻ và làm suy giảm hàng rào bảo vệ cho da. Điều này khiến cho các tác nhân gây dị ứng dễ dàng thâm nhập và xuyên qua được lớp bảo vệ của da và gây nên tình trạng nổi mề đay.
- Thời tiết nhiều gió: Kiểu thời tiết nhiều gió có thể khiến da bị khô ráp. Ngoài ra, những cơn gió thường mang theo rất nhiều tác nhân, dị nguyên gây kích ứng như lông động vật, bụi, phấn hoa. Và nếu bạn không che chắn kỹ cơ thể, chúng có thể tiếp xúc với da qua những cơn gió và gây ra mẩn ngứa.
III - Dị ứng thời tiết nổi mề đay đi kèm với triệu chứng gì?
Khi bị nổi mề đay do dị ứng thời tiết, các triệu chứng thường xuất hiện đó là:
1. Nổi mẩn đỏ và sưng phù da
Nổi mẩn đỏ, sưng phù da là dấu hiệu thường gặp ở người bệnh. Một số trường hợp da mẩn đỏ bùng phát dữ dội trong một khoảng thời gian nhất định, sau đó sẽ từ từ mất đi, hoặc có thể diễn biến nghiêm trọng hơn.
2. Ngứa ngáy không ngừng
Ngứa ngáy khó chịu ở các vị trí nổi mề đay là triệu chứng nhận biết phổ biến nhất khi gặp tình trạng này. Nhiều người cứ phải gãi mới cảm thấy dễ chịu. Nhưng càng gãi thì da có thể bị xước nhiều, thậm chí là chảy máu và là cơ hội cho nhiều loại vi khuẩn, virus, nấm tấn công vào vết thương và gây ra tình trạng viêm da.
3. Viêm mũi
Người bị dị ứng thời tiết nổi mề đay có thể đi kèm với chứng viêm mũi dị ứng với các biểu hiện như: chảy nước mũi, hắt hơi, sổ mũi, tắc nghẹt mũi, người mệt mỏi, kém tập trung… Ngoài ra, một số người còn bị đau nhức vùng mũi, cơn đau lan tỏa đến toàn bộ mặt hoặc đầu.
4. Chàm bội nhiễm
Chàm bội nhiễm là tình trạng dị ứng với các triệu chứng nổi mẩn đỏ cùng với các mụn nước nhỏ xíu, các mụn nước này có thể vỡ ra và chảy dịch vàng. Hiện tượng này có thể làm tổn thương da và ảnh hưởng xấu tới sức khỏe tổng thể.
5. Khó thở, ho, chóng mặt
Tình trạng dị ứng thời tiết kèm nổi mề đay còn ảnh hưởng đến chức năng hô hấp, hoặc làm viêm đường hô hấp. Mề đay gây phù mạch trong đường hô hấp gây khó thở, thở khò khè, ho hoặc chóng mặt đều rất nguy hiểm nên cần nhanh chóng xử lý.
IV - Dị ứng thời tiết nổi mề đay có tự khỏi không?
Tình trạng nổi mề đay do dị ứng thời tiết có thể tự khỏi, nhưng thời gian khỏi trong bao lâu còn phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của phản ứng dị ứng, hệ miễn dịch của từng cá nhân và phương pháp điều trị.
- Với những người bị ở mức cấp tính thì có thể tự khỏi sau một vài giờ cho tới vài ngày. Nếu vẫn còn tiếp xúc với kiểu thời tiết gây dị ứng nổi mề đay thì tình trạng này vẫn có thể kéo dài hơn và sẽ tái phát nhiều lần.
- Với những người bị ở mức độ mạn tính, thì tình trạng bệnh sẽ kéo dài (có thể trên 1-2 tháng) và cần điều trị tích cực để hạn chế biến chứng.
V - Cách chữa dị ứng thời tiết nổi mề đay hiệu quả nhất
1. Cách xử lý giảm mề đay nhanh chóng tại nhà
Trong trường hợp, bạn bị dị ứng thời tiết nổi mề đay ở mức độ nhẹ, bạn hoàn toàn có thể làm giảm nhẹ tình trạng này ngay tại nhà với các biện pháp xử lý nhanh chóng tại nhà như sau:
- Thoa kem dưỡng ẩm vào chỗ da bị nổi mề đay để làm giảm cơn ngứa ngáy, nuôi dưỡng da và phục hồi tổn thương cho da. Kem dưỡng ẩm được chọn là những loại kem có chứa thành vitamin E, vitamin B5, kẽm…
- Vệ sinh, tắm rửa cơ thể bằng nước sạch có nhiệt độ phù hợp (chẳng hạn như sử dụng nước ấm khi trời lạnh, dùng nước mát khi trời nóng).
- Có thể dùng khăn lạnh để chườm lên khu vực da nổi mề đay, viêm sưng đỏ với tần suất mỗi ngày 2-3 lần, mỗi lần khoảng 15 phút.
- Tăng cường tiêu thụ các loại thực phẩm giàu vitamin C như: bưởi, ổi, cam quýt, cà chua… để tăng cường hệ miễn dịch và giúp bệnh nhanh khỏi hơn.
Trong trường hợp, nổi mề đay do dị ứng thời tiết ở mức độ nặng hoặc bị tái đi tái lại nhiều lần, bạn nên tới các cơ sở chuyên khoa da liễu để được bác sĩ thăm khám và sử dụng thuốc đúng cách.
2. Dùng mẹo dân gian
- Dùng lá tía tô: Bạn có thể dùng lá tía tô chữa nổi mề đay bằng cách đun nước lá và dùng để tắm sẽ giảm tình trạng dị ứng khá là hiệu quả. Trước tiên cần chuẩn bị vài nắm tía tô sau đó đem rửa sạch bụi bẩn. Sau đó giã nát rồi đổ vào chậu nước ấm và dùng nước này để tắm rửa. Dùng cách này 1-2 lần trong ngày sẽ thấy hiệu quả.
- Dùng lá trà xanh: Trà xanh chứa chất chống viêm mạnh là polyphenol, có thể giúp làm giảm ngứa và giảm sưng do dị ứng thời tiết cũng như giúp loại bỏ nấm mốc, vi khuẩn trên da. Người bệnh có thể đun nước lá chè để tắm tương tự như khi dùng lá tía tô, hoặc pha nước chè để uống sẽ loại bỏ độc tố tích tụ từ bên trong.
- Thoa nước lá lốt: Bạn có thể giã nhuyễn lá lốt (cần rửa sạch trước đó) để lấy nước cốt, sau đó thoa nhẹ nhàng lên vùng da bị mẩn đỏ mề đay dị ứng. Hoặc bạn cũng có thể đun lá lốt khoảng 10 phút, sau đó dùng khăn cho thấm nước đun và chườm lên da khoảng 15 phút.
- Uống nước lá hẹ: Chuẩn bị và rửa sạch khoảng một nắm lá hẹ. Sau đó đun một ấm nước, chờ sôi thì cho lá hẹ vào đun cùng khoảng vài phút. Sau đó lấy phần nước uống, còn phần bã thì dùng để đắp lên da.
- Đắp đu đủ xanh: Một mẹo khác để trị dị ứng thời tiết nổi mề đay ít người biết đó là dùng đu đủ xanh. Bạn cần chuẩn bị một quả đu đủ xanh nhỏ, gọt vỏ, rửa sạch, xắt miếng nhỏ rồi cho vào đun với một phần nước vừa đủ. Cho thêm một ít giấm, gừng giã nát và đun tới khi đu đủ chín mềm. Lấy hỗn hợp, chờ nguội bớt rồi đắp lên da ngày 2 lần sẽ thấy tình trạng ngứa ngáy giảm bớt.
VI - Dị ứng thời tiết nổi mề đay uống thuốc gì?
1. Thuốc Tây y trị dị ứng thời tiết
Có thể kể đến một số loại thuốc Tây Y được dùng trong các trường hợp nổi mề đay do dị ứng thời tiết như sau:
- Thuốc kháng Histamin thế hệ 2: Một số thuốc thường được dùng là loratadine, cetirizine, levocetirizine…
- Thuốc Corticoid: Thường được dùng trong hầu hết các trường hợp dị ứng thời tiết ở mức độ nặng, có thể dùng theo đường tiêm hoặc đường uống.
- Kem hydrocortisone bôi ngoài da: Người bệnh nên tìm mua và sử dụng các loại thuốc bôi có chứa thành phần hydrocortisone. Thuốc có tác dụng giảm ngứa, giảm sưng tấy nhanh chóng, dùng bôi trực tiếp lên bề mặt da bị mề đay.
- Azithromycin: Đây là thuốc kháng sinh được sử dụng trong các trường hợp nổi mề đay dị ứng thời tiết có liên quan đến nhiễm khuẩn Mycoplasma Pneumoniae ở trẻ em.
Tuy nhiên, những loại thuốc Tây kể trên có thể gây ra nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe, và nếu ngừng sử dụng thì có thể làm cho bệnh có thể tái phát.
2. Viên giải độc Ngự y mật phương - Đông y thế hệ 2
Hướng khắc phục hiệu quả, an toàn nổi mề đay do dị ứng thời tiết là sử dụng sản phẩm Đông y thế hệ 2 có tác dụng tăng cường chức năng thải độc ở các tạng phủ (gan, thận, da, ruột, hệ bạch huyết) giúp đào thải độc tố tích tụ trong bộ phận, và loại bỏ chất trung gian hóa học do cơ thể tăng sinh do dị ứng thời tiết. Và nhờ đó, giúp loại bỏ tác nhân gây dị ứng nổi mề đay và ngăn ngừa tái phát hiệu quả.
Và sản phẩm Đông Y thế hệ 2 tiêu biểu nhất để cải thiện tình trạng trên đó là Viên Giải Độc Ngự Y Mật Phương. Viên Giải Độc Ngự Y Mật Phương - Đông Y Thế Hệ 2 có nguồn gốc từ bài thuốc giải độc cho Vua Chúa thời xưa. Sản phẩm không những giúp làn da bớt mẩn đỏ, ngứa ngáy, sưng viêm mà sản phẩm còn giúp loại bỏ độc tố, tác nhân gây nổi mề đay dị ứng do thời tiết và hạn chế tái phát.
Sản phẩm được sản xuất tại nhà máy Dược phẩm Nhất Nhất, đạt chuẩn GMP-WHO, được Thủ Tướng Chính Phủ trao tặng Giải Vàng Chất Lượng Quốc Gia.
Vì những lý do nêu trên mà Viên Giải Độc Ngự Y Mật Phương - Đông Y Thế Hệ 2 luôn được đánh giá cao về chất lượng, đem tới sự hài lòng và tin tưởng cho nhiều người bị mề đay dị ứng thời tiết.
VII - Cách phòng tránh tình trạng dị ứng thời tiết nổi mề đay
Để tránh hiện tượng dị ứng thời tiết nổi mề đay, bạn nên áp dụng theo những biện pháp như sau:
- Tránh gãi, hoặc cào da quá nhiều vì có thể làm tổn thương da, tăng nguy cơ viêm da. Nếu như bạn càng gãi thì có thể làm cho vùng ngứa lan rộng ra hơn, mức độ ngứa ngày càng trở nên dữ dội hơn.
- Bảo vệ cơ thể khi thay đổi thời tiết, chẳng hạn như khi trời lạnh thì bạn cần mặc ấm, trời nóng thì bạn mặc quần áo thoáng mát.
- Vệ sinh cơ thể thường xuyên, đặc biệt là vùng da bị mề đay nổi mẩn đỏ.
- Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý, đảm bảo ăn đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng và làm giảm nguy cơ dị ứng thời tiết tái phát.
Dị ứng thời tiết nổi mề đay có thể làm tổn thương da, gây nguy hại tới sức khỏe tổng thể nếu như bạn không được điều trị và chăm sóc da đúng cách. Hãy thật sự quan tâm tới sức khỏe làn da của mình để vượt qua tình trạng bệnh lý này nhanh chóng và an toàn bạn nhé.