Xuất hiện 'bệnh lạ' ở trẻ nam từ 5 đến 20 tuổi thường xảy ra vào mùa Xuân

01-03-2018 14:00:34

"Bệnh lạ" này xuất hiện ở trẻ nam từ 5 đến 20 tuổi và thường xảy ra vào mùa Xuân ai cũng cần biết để phòng tránh.


Viêm kết mạc mùa xuân là bệnh thường gặp ở trẻ nam từ 5 đến 20 tuổi, hiếm khi sảy ra ở người lớn.

Triệu chứng viêm kết mạc mùa xuân

Vào mùa xuân, không khí nhiều phấn hoa. Người có cơ địa dị ứng dễ mắc triệu chứng bệnh viêm kết mạc mùa xuân và hay bị tái phát theo mùa. Đây là bệnh hay gặp ở những vùng có 4 mùa rõ rệt, khô nóng. Bệnh thường xảy ra ở trẻ nam từ 5 đến 20 tuổi, tần suất cao nhất là 13 tuổi. Bệnh hiếm xảy ra ở người lớn. 

Dưới đây là những triệu chứng dị ứng mắt hoặc cho thấy có cơ địa dị ứng, nếu đã mắc phải, trẻ nam trong độ tuổi nên cảnh giác với bệnh viêm kết mạc mùa xuân: 

- Thường cảm thấy ngứa mắt vào mùa xuân; 

- Khi có phấn hoa trong không khí ngoài trời, mắt người bệnh sẽ giảm bớt đỏ ngứa nếu ở trong môi trường kín, bật điều hòa; 

- Mắt bị chảy nước khi người bệnh sử dụng Mỹ phẩm hoặc ở gần vùng có hương thơm quá mạnh; 

- Có tiền sử viêm kết mạc; 

- Người bệnh phải dùng thuốc kháng histamin hoặc thuốc thông mũi để giảm bớt các triệu chứng ho, hắt hơi hoặc sung huyết. 

- Người bệnh bị đỏ cả hai mắt, ngứa, cảm giác như bị phỏng, chảy nước mắt, sợ ánh sáng, có ghèn rây. Người bệnh muốn lấy tay dụi mắt nhưng càng dụi càng ngứa. 

- Khi lộn mi thấy ở mi mắt có những nốt (nhú gai) màu đỏ lớn, đường kính trên 1mm nằm sát nhau, có hình dáng như được lát một lớp sỏi, nhú gai có mạch máu ở đỉnh, hoặc thấy những nốt có màu trắng như sữa ở gần tròng đen.


Tránh dụi mắt khi mắc các triệu chứng viêm kết mạc mùa xuân.

Cách điều trị viêm kết mạc mùa xuân

Trong lúc chờ đợi khám bác sĩ, người bệnh có thể thực hiện các biện pháp sau đây để giảm bớt khó chịu cho mắt: Ðắp gạc lạnh hay nước đá cho bớt ngứa; nhỏ các thuốc rửa mắt (nước muối sinh lý 0,9%) hay nước mắt nhân tạo cho trôi hết các phấn hoa hay bụi bặm bám vào mắt; tránh dụi mắt, nhất là ở trẻ em. Tuy nhiên, quan trọng nhất khi điều trị bệnh này là tìm ra nguyên nhân gây dị ứng và tránh tiếp xúc với nó để bệnh không tái phát.

Người mắc bệnh viêm kết mạc mùa xuân cần đi khám bệnh và dùng thuốc theo đúng chỉ định, không nên tự ý mua thuốc nhỏ mắt. Vì là bệnh tái phát thường xuyên, bệnh nhân cần tuân thủ lời dặn của bác sĩ.

Bệnh nhân cũng không nên lấy toa thuốc cũ dùng lại vì mỗi thời điểm có thể phải dùng loại thuốc khác nhau. Khi được chỉ định thuốc, bệnh nhân nên cho bác sĩ biết nếu bị dị ứng với các thành phần trong thuốc nhỏ mắt.

Nếu thường xuyên dùng thuốc vẫn không hết, đôi khi người bệnh viêm kết mạc phải thay đổi môi trường sống, chẳng hạn như chuyển đến vùng khí hậu ôn hòa, ít ẩm thấp để sống một thời gian. Trường hợp bệnh nặng đã có biến chứng vào giác mạc, người bệnh cần phải điều trị lâu dài và đúng cách dưới sự chăm sóc của các bác sĩ chuyên khoa.


 Cần hạn chế tối đa tiếp xúc với các phần tử gây dị ứng mắt. 

Cách phòng bệnh viêm giác mạc mùa xuân

Phương pháp phòng bệnh đơn giản và phổ biến nhất là hạn chế tối đa tiếp xúc với các phần tử gây dị ứng mắt. Những người gặp triệu chứng ngứa mắt, cần giữ môi trường sống xung quanh sạch sẽ, hút bụi các ngóc ngách trong ngôi nhà, tạm thời cách li với các loài động vật, giữ thú cưng tránh xa khỏi giường, ghế đệm. 

Nếu trong không khí có nhiều phấn hoa, nam giới trong độ tuổi mắc bệnh nên ở trong nhà nơi có điều hòa. Màng lọc của máy điều hòa nhiệt độ sẽ giúp lọc ra các chất gây dị ứng, nhưng cần thường xuyên làm sạch bộ lọc.

Trẻ nam nếu cơ địa dễ dị ứng, cha mẹ nên cho đeo kính mắt ôm sát mặt để hạn chế chất gây dị ứng bay vào mắt. Nên đóng cửa sổ khi lái xe hơi. Năng tập rèn luyện thể lực để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể và đẩy lùi các chứng dị ứng.


Bệnh viêm kết mạc mùa xuân và cách chữa

Nhật Anh (T/h)
Theo Đời sống Plus/GĐVN //