Xét xử Phạm Công Danh giai đoạn 2: VKS đề nghị thu hồi hơn 6.000 tỷ
Trong phiên xét xử Phạm Công Danh giai đoạn 2, VKS đề nghị thu hồi hơn 6.000 tỷ của 3 ngân hàng, buộc Phạm Công Danh và tập đoàn Thiên Thanh phải liên đới bồi thường.
Xét xử Phạm Công Danh giai đoạn 2: VKS đề nghị thu hồi hơn 6.000 tỷ
Tóm tắt phiên xử sáng 26/1
Đại diện TPBabk trình bày, trong phần luận tội, đại diện Viện Kiểm sát cho rằng trong quá trình điều tra, Viện Kiểm sát đã có đề nghị Cơ quan điều tra điều tra, thu hồi tài sản từ 3 ngân hàng Sacombank, BIDV và TPBank để trả về cho Ngân hàng Xây dựng nhưng Cơ quan Điều tra chưa thực hiện.
Do đó, tại phiên tòa này, Viện Kiểm sát tiếp tục giữ nguyên quan điểm, đề nghị Hội đồng xét xử xem xét, thu hồi khoản tiền hơn 6.126 tỷ đồng từ 3 ngân hàng Sacombank, BIDV và TPBank để trả lại cho Ngân hàng Xây dựng, Vietnammoi.vn đưa tin.
Về vấn đề này, TPBank thấy rằng không có cơ sở pháp lý cũng như thực tiễn nào đối với quan điểm nêu trên, đồng thời nếu quan điểm này trở thành hiện thực sẽ tạo nên một tiền lệ nguy hiểm cho hoạt động của hệ thống ngân hàng.
Giao dịch gửi tiền - nhận tiền gửi, bảo lãnh – nhận bảo lãnh, cầm cố tiền gửi - nhận cầm cố tiền gửi là những giao dịch được thực hiện giữa TPBank và VNCB với tư cách là 2 ngân hàng thương mại cổ phần, không phải giao dịch giữa TPBank với cá nhân ông Phạm Công Danh và đồng phạm.
TPBank tất toán hợp đồng tiền gửi, tự động trích tiền gửi của VNCB để thu nợ được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
Đại diện CB cho rằng CB đang cơ cấu, xin HĐXX thu hồi thiệt hại số tiền 6.126 tỷ đồng từ 3 ngân hàng Sacombank, BIDV, TPBank trả lại cho CB. Tại cơ quan điều tra và tại phiên tòa, Ngân hàng xây dựng đã cung cấp đầu đủ các số liệu, tài liệu liên quan để HĐXX làm rõ.
Đại diện CB mong HĐXX đánh giá toàn bộ vụ án để tuyên một bản án công tâm Đại diện Sacombank: Liên quan đến nội dung VKS nêu quan điểm kiến nghị thu hồi 6.126 tỷ đồng để khắc phục hậu quả: Tại thời điểm phát sinh giao dịch, tất toàn giao dịch, 2 pháp nhân ngân hàng giao dịch, tất toàn trước khi vụ án xảy ra.
Giao dịch phù hợp với thỏa thuận của các bên, việc xét cho vay, thu hồi nợ vay phù hợp, đúng quy định pháp luật. Việc kiến nghị thu hồi không có cơ sở pháp lý, ảnh hưởng đến quyền lợi, nghĩa vụ của Sacomnbank nói riêng và của các TCTD nói chung, gây xáo trộn hệ thống ngân hàng và mất lòng tin của người dân vào ngân hàng.
Luật sư bào chữa cho Nguyễn Quốc Thịnh (GĐ Công ty Thịnh Quốc) trình bày, bị cáo Thịnh là nhân viên bảo vệ của tập đoàn Thiên Thanh, bị cáo đứng tên giám đốc theo chỉ đạo.
Bị cáo không chủ động, không cố ý làm trái như cáo trạng nêu Bị cáo Thịnh không điều hành công ty, không có tài sản tại công ty, toàn bộ hồ sơ, giấy tờ do Thiên Thanh nắm giữ, không xem qua hồ sơ khi ký. Vì vậy theo luật sư, bị cáo Thịnh không có động cơ phạm tội, không hưởng lợi, là người bị hại trong vụ án này.
Xác định hành vi phạm tội của bị cáo là không đủ thuyết phục và không đúng pháp luật. Gia đình bị cáo có công với cách mạng, có nhiều khen tặng của Nhà nước, bị cáo còn có con nhỏ.
Bị cáo Thịnh phạm tội lần đầu, hoàn cảnh khó khăn, ăn năn khai báo, thành khẩn khai báo,... nhiều tình tiết giảm nhẹ và không có tình tiết tăng nặng nên mong HĐXX xem xét cho bị cáo Thịnh.
Bị cáo mong HĐXX và VKS xem xét lại hành vi phạm tội của bị cáo và giảm nhẹ cho bị cáo.
Luật sư bào chữa cho bị cáo Nguyễn Vũ Bảo (Nguyên chuyên viên Phòng KHDN1, BIDV Chi nhánh Gia Định) trình bày, trong quá trình điều tra và tại tòa, bị cáo Bảo thành khẩn khai báo. Chủ quan trong tình huống cho vay, bị cáo Bảo không phát hiện Trần Hiệp là TV HĐQT VNCB.
Luật sư không đồng tình VKS truy tố bị cáo là đồng phạm giúp sức cho Phạm Công Danh. Nếu các bị cáo thực sự có tội thì án treo là cần thiết với bị cáo, nhưng luật sư cho thấy có nhiều vấn đề HĐXX cần xem xét.
Cáo tạng quy kết các bị cáo đồng phạm với Phạm Công Danh Vậy có đồng phạm hay không? Như thế nào coi là giúp sức cho Phạm Công Danh?
Luật sư cho rằng, không đủ căn cứ quy kết bị cáo Bảo đồng phạm với Phạm Công Danh và phạm tội “Cố ý là trái...”, kính mong HĐXX xem xét cho bị cáo Bảo và những bị cáo tại BIDV Chi nhánh Gia Định.
Bị cáo Bảo trình bày tòa, mong HĐXX xem xét cho bị cáo, bị cáo còn rất trẻ, việc này ảnh hưởng đến tương lai của bị cáo. HĐXX thông báo kế hoạch làm việc: chiều nay phiên tòa vẫn diễn ra bình thường. Ngày mai chỉ làm việc buổi sáng, HĐXX sẽ nghỉ buổi chiều để thuận lợi cho công tác dẫn giải bị cáo.
Chiều ngày 26/1, đại diện của BIDV trình bày quan điểm ngân hàng về vụ án cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại 4 ngân hàng Sacombank, TPBank, BIDV và VNCB.
Về kiến nghị của đại diện VKS là thu hồi hơn 6.126 tỷ từ các ngân hàng BIDV, Sacombank, TPBank để khắc phục hậu quả. Trong đó, cáo trạng xác định khoản tiền từ BIDV là hơn 2.550 tỷ đồng. Bên cạnh đó, CB cũng yêu cầu thu hồi số tiền thiệt hại này. Tuy nhiên, BIDV cho rằng kiến nghị đó là không thuyết phục, là yêu cầu phi lý, không phù hợp với nguyên tắc chịu trách nhiệm dân sự trong vụ án hình sự.
Đại diện BIDV: Yêu cầu BIDV trả 2.550 tỷ đồng là phi lý
Bà Nguyễn Thị Phương, giám đốc Pháp chế BIDV đại diện Ngân hàng khẳng định BIDV đã tuân thủ quy định về quy trình cấp tín dung gói 4 nhà. "Chúng tôi không vi phạm pháp luật, không có nghĩa vụ phải trả số tiền 2.550 tỷ đồng hoặc thu hồi số tiền trên, Kinh tế & Tiêu dùng đưa tin.
Yêu cầu trên là phi lý, thực chất VNCB không thiệt hại 2.550 tỷ đồng, trong khi vẫn hưởng 4.500 tỷ tăng vốn điều lệ. VNCB có thiệt hại thì cũng do lỗi của VNCB nên không bắt các ngân hàng khác phải chịu trách nhiệm. BIDV không giao dịch với Phạm Công Danh mà giao dịch với 12 công ty pháp nhân, phù hợp với quy định pháp luật".
BIDV đã thực hiện cho vay, thu nợ tuân thủ theo quy định của pháp luật (các khách hàng vay tự lập chứng từ trả cho BIDV, BIDV không trích tài khoản của khách hàng để thu nợ) nên BIDV không phải và không thể hoàn trả khoản tiền này.
Luật sư trình bày 2 điểm chính: yêu cầu 2.550 tỷ đồng là phi lý, Bản chất thiệt hại là VNCB và 12 công ty chứ không phải là BIDV.
BIDV đã hoàn trả cả gốc và lãi với VNCB, BIDV không giao dịch với cá nhân ông Danh mà với 12 công ty pháp nhân.
Luật sư chỉ ra ở đây, số tiền thu nợ từ tài khoản 12 công ty là hợp pháp, không phải do phạm tội mà có. Việc bị thu hồi trên, sẽ xâm phạm nguyên trọng đến lợi ích nhà nước do BIDV có vốn nhà nước chiếm 97%.
Phía BIDV cho biết hoàn toàn thống nhất với các quan điểm của các luật sư và đề nghị HĐXX không chấp thuận đề nghị của đại diện VKS và CB về việc thu hồi; công nhận các chúng cứ pháp lý mà BIDV đã hiện hành Đối với hành vi của các cán bộ của BIDV, BIDV hoàn toàn tôn trọng về kết luận của VKS.
"Chúng tôi tha thiết mong HĐXX xem xét, trong quá trình cho công ty Phong Hiệp vay vốn thì các cán bộ đã có những sai sót nhưng BIDV không thiệt hại, các cán bộ điều có năng lực phẩm chất tốt. Mong HĐXX xem xét, đánh giá khách quan toàn diện vụ việc, xem xét cho các bị cáo", đại diện BIDV nêu.
Luật sư Vương Công Đức bảo vệ quyền lợi dân sự cho Sacombank: Việc đòi bồi thường thiệt hại của CB có cơ sở pháp lý mơ hồ, không rõ ràng. Luật sư cho rằng đề nghị của VKS không căn cứ vào kết quả của cơ quan điều tra, không căn cứ vào kết luận giám định của NHNN.
"Vì vậy tôi cho rằng, bản luận tội của VKS TPHCM không đúng và không phù hợp".
Luật sư cho biết, ngày 24/1/2018, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) đã có văn bản số 15/HHNN-PLNV về việc: “Phản ánh của 3 ngân hàng thương mại về nội dung liên quan đến vụ án Phạm Công Danh và đồng phạm” gửi lên các cấp lãnh đạo cao nhất.
Văn bản này được trình lên Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng, Trưởng ban Nội chính Trung ương, Chánh án Toà án Nhân dân Tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, Thống đốc NHNN và các bên liên quan khác như chủ tọa Hội đồng xét xử vụ án Phạm Công Danh giai đoạn 2, TAND cùng VKSND TP HCM.
Luật sư mong HĐXX xem xét thận trọng, bác bỏ yêu cầu của CB. Luật sư cho rằng giải trình 4.500 tỷ tăng vốn điều lệ không rõ ràng, hết sức mơ hồ.
VKS không giải thích đường đi đến cùng khoản tiền 1.835 tỷ đồng vay tại Sacombank. Đề nghị VKS đối với Saccombank hoàn toàn không công bằng. Bên cạnh đó, luật sư cho biết, bị cáo Danh không sử dung khoản tiền hơn 6.100 tỷ đồng mà sử dung phần lớn vào tăng vốn điều lệ cho VNCB. Nếu như bị cáo chịu toàn bộ nghĩa vụ liên quan đến khoản tiền trên là không công bằng.
Luật sư đề nghị VKS có phần trách nhiệm của mình, rút lại đề nghị của mình. HĐXX xem xét 2 bị cáo Trầm Bê, Huy Khang vô tội, hoặc giảm nhẹ hình phạt. HĐXX lưu ý phạm vi bào chữa là lợi ích cho ngân hàng chứ không phải 2 bị cáo.
Luật sư Lê Thị Tường Vi (bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho Sacombank): Về thu hồi tài sản Sacombank để bồi thường thiệt hại 1.835 tỷ đồng cho VNCB, luật sư cho rằng việc bồi thường là không có cơ sở. Sacombank hoàn toàn không có lợi ích, hoàn toàn đúng quy định pháp luật.
Việc sacombank nhận tài sản đảm bảo là khoản tiền gửi tại VNCB haofn toàn phù hợp với quy định của pháp luật, việc thu hồi khoản vay cũng phù hợp với quy định của TCTD.
VNCB phải gánh chịu thiệt hại cho do mình gây ra, cB không hề đưa ra chứng cứ cho yêu cầu bồi thường thiệt hại của mình. VNCB là chủ thể giao dịch dân sự, đi đòi quyền lợi cho mình mà lại không đưa ra bất kỳ chứng cứ nào để yêu cầu.