Xét xử Phạm Công Danh giai đoạn 2: Luật sư bào chữa liên quan gói tín dụng 1.700 tỷ

25-01-2018 20:35:11

Trong phiên xét xử Phạm Công Danh ngày 25/1, luật sư bào chữa cho các bị cáo liên quan đến gói tín dụng 1.700 tỷ đồng tại TPBank.


Xét xử Phạm Công Danh giai đoạn 2: Luật sư bào chữa liên quan gói tín dụng 1.700 tỷ. Ảnh Kinh tế & Tiêu dùng

Trong phiên xử sáng 25/1, phiên tòa xét xử Phạm Công Danh và đồng phạm tiếp tục được TAND TP HCM đưa ra xét xử với phần tranh tụng của các luật sư bào chữa cho bị cáo Nguyễn Việt Hà.

Nguyễn Việt Hà cũng các đồng phạm đã nhận ủy thác đầu tư số tiền 903 tỷ đồng để mua trái phiếu Thiên Thanh. Hành vi này đã được xem xét ở giai đoạn 1 và tiếp tục chuyển sang giai đoạn 2 trong vụ án này. Vấn đề trách nhiệm của bị cáo Hà trong bản án sơ thẩm giai đoạn 1 quỹ Lộc Việt bị truy thu lại và đã hoàn thành xong, Vietnammoi.vn đưa tin.

Bào chữa về hành vi giới thiệu các công ty để vay tiền tại TPBank của Nguyễn Việt Hà, bị cáo giới thiệu 6 công ty để làm hồ sơ vay vốn tại TPBank. Hà không ký bất kì giấy tờ gì trong gói tín dụng TPBank.

Trong 6 công ty thì có 2 công ty thuộc về công ty quỹ Lộc Việt, còn số công ty còn lại là bị cáo giới thiệu anh em, bạn bè. Trong kinh doanh khi thấy sản phẩm nào có lợi thì thường kéo người quen vào để cùng kinh doanh, bản thân bị cáo Hà cho rằng đây là sự kinh doanh an toàn, có lợi.

Theo luật sư, cả 2 hành vi này, xuyên suốt vụ án, vai trò của bị cáo Hà nổi lên như 1 mắt xích quan trọng trong việc ủy thác đầu tư để mua trái phiếu. VKS đang xem xét nó như 1 thủ đoạn để phạm tội.

Tại thời điểm xảy ra vụ án, có 3 công ty có chức năng như quỹ Lộc Việt nhưng quỹ Lộc Việt được chọn. Quá trình nghiên cứu hồ sơ và thẩm vấn cho thấy, bị cáo Hà không có sự bàn bạc, thống nhất với bị cáo Danh. Trước đây, bị cáo Hà chỉ có mối quan hệ quen biết với Phan Thành Mai.

Bị cáo Hà không biết câu chuyện đang sai phạm ở ngân hàng Đại Tín rằng dùng tiền gửi để bảo lãnh cho các công ty vay tiền tại TPBank.

Nếu xét ở 1 góc độc lập, bị cáo Hà có niềm tin rằng thực hiện hành vi này không có sai phạm gì, thực hiện theo pháp luật, theo đúng quy chế của Quỹ Lộc Việt.

Với mục đích tăng hoạt động kinh doanh có lợi ích thì Nguyễn Việt Hà tham gia ủy thác đầu tư. Lợi ích cũng thu về cho Qũy Lộc Việt chứ không hề thu lợi cá nhân. Bị cáo đã nhận thức được sai phạm của mình. VKS đề xuất mức án từ 5-6 năm, kính mong HĐXX xem xét phù hợp đối với bị cáo Hà.

Luật sư bào chữa cho Phạm Hoài Thanh (PGĐ Công ty CP đầu tư và phát triển Thạch Hà)

Thời điểm thực hiện hành vi, bị cáo Thanh đang mang thai. Bị cáo hoàn toàn không ý thức được ký các hợp đồng là sai và cũng không biết nội dung, mục đích của hồ sơ, xét thấy bị cáo Thanh hoàn toàn bị động.

Xét về bối cảnh, cả 2 bị cáo chỉ là người làm thuê, hưởng lợi ích riêng. Các bị cáo không có tiền án tiền sự, phạm tội lần đầu. 2 bị cáo cũng thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, gia đình có công với cách mạng... Ngoài ra, bị cáo Thanh còn đang nuôi con nhỏ.

Luật sư cho rằng, 2 bị cáo không cần thiết phải tách ra khỏi xã hội nên đề nghị HĐXX cho 2 bị cáo hưởng án treo và cân nhắc mức án thấp hơn đề nghị của VKS.

Luật sư bào chữa cho Nguyễn Kim Cẩm Vân (Phụ trách kế toán Công ty CP quản lý Qũy Lộc Việt). Bị cáo có tham gia ở góc độ chừng mực về hành vi ủy thác đầu tư số tiền 903 tỷ và mua trái phiếu Thiên Thanh hơn 1.700 tỷ, vai trò của Vân có phần hạn chế.

Luật sư cho biết, Vân phụ trách về kế toán nhưng do thời điểm dẫn ra vụ án do công ty thiếu người nên Vân được cấp trên giao cho làm những việc về tài chính. Bị cáo Vân chỉ đơn thuần là người tiếp nhận thông tin và chuyển tiếp thông tin cho các bên.

Bị cáo Vân cũng không biết nội dung về những thông tin này. Vân không phải là người chuyên môn và phụ trách mảng tài chính, bị cáo Vân bị hạn chế về hiểu biết nên vô tình dẫn đến sai phạm. Với tính chất hạn chế như trên, luật sư cho rằng cần xem xét lại đối với bị cáo Vân.

Ngoài ra, bị cáo Vân chỉ làm thuê, làm công ăn lương, nhận lương theo công việc kế toán và không hưởng lợi bất hợp pháp.

Trong phiên xét xử Phạm Công Danh chiều 25/1, bị cáo Nguyễn Việt Cường (nguyên Giám đốc Khối khách hàng doanh nghiệp ngân hàng TPBank) và một số nguyên giám đốc các công ty liên quan khoản vay tại TPBank được các luật sư bào chữa, bảo vệ trước tòa cũng như tự bào chữa bổ sung, Kinh tế & Tiêu dùng đưa tin.  

Luật sư Nguyễn Chí Đại bào chữa Đinh Việt Cường (Nguyên PGĐ khối KHDN Ngân hàng TMCP Tiên Phong). Luật sư cho rằng cáo buộc của VKS đối với bị cáo không đúng khách quan của sự việc. Hành vi của bị cáo là thực hiện nhiệm vụ, chức năng tại ngân hàng TPBank sau khi được sự chấp thuận của ủy ban tín dụng.

Căn cứ vào lời khai của ủy ban tín dụng, khoản vay này không có rủi ro đã thống nhất phê duyệt và thông báo kết quả phê duyệt. Theo cáo trạng, bị cáo quyết định trực tiếp cho 3/11 công ty vay tổng số tiền là 450 tỷ đồng để mua trái phiếu, là không đúng, khách quan. Luật sư cho rằng, bị cáo không có thẩm quyền phê duyệt gói tín dụng trên.

Bên cạnh đó, không có chứng cứ nào ông Phạm Công Danh chứng minh ông Danh quen biết bị cáo Cường. Điều đó chứng tỏ bị cáo không nhận thức được ông Phạm Công Danh dùng pháp nhân 11 công ty để vay tiền. Cáo buộc của VKS không đúng với thực tế, mong VKS xem xét lại.

Trong các hành vi cáo trạng nêu có một số cái đúng như không lập báo cáo sau khi cho vay… Tuy nhiên, căn cứ vào kết quả giám định của NHNN, TPBank không có thiệt hại chứng tỏ hành vi của bị cáo không gây thiệt hại cho TPBank.

Luật sư cho rằng không có căn cứ nào chứng tỏ hành vi của bị cáo giúp sức cho Phạm Công Danh, đề nghị HĐXX xem xét lại hành vi của bị cáo.

Luật sư cho biết, bị cáo không thành lập công ty Thịnh Phạt như cáo trạng. Việc đầu tư trái phiếu vào Công ty Trung Dung, Tập đoàn Thiên Thanh, bị cáo cho rằng không có rủi ro do có tài sản đảm bảo là tiền gửi của VNCB tại TPbank do đó bị cáo đã đề xuất bị cáo Hà. Bị cáo không nhận thức được hành vi của mình gây ra hậu quả.

Luật sư cho rằng, cáo buộc Đinh Việt Cường giúp sức cho ông Danh không đúng thực tế khách quan, mong HĐXX xem xét, mang lại sự công bằng cho bị cáo. Luật sư trình bày hoàn cảnh gia đình, có công cách mạng, nhân thân của bị cáo... mong HĐXX xem xét.

Luật sư Hoàng Huy Được bào chữa cho bị cáo Cường. Luật sư cho rằng, việc đề xuất tín dụng của bị cáo không ảnh hưởng tới thiệt hại của VNCB, cho xã hội. Luật sư đặt câu hỏi tại sao không xem xét cho bị cáo Cường và Thủy khi không làm thiệt hại cho TPBank, mà còn đang làm việc có lợi cho TPBank?

Bị cáo không được hưởng bất kỳ lương nào từ công ty Thịnh Phát nhưng lại chịu mức án 6 - 7 năm tù. Đồng quan điểm với luật sư trước, luật sư Được cũng cho rằng bị cáo Cường không thành lập Thịnh Phát, chỉ là người điều hành quản trị công ty. Việc vay vốn 153 tỷ đồng, gấp 30 lần vốn điều lệ của công ty Thịnh Phát... ông Cường không có thẩm quyền quyết định vay ngân hàng TPBank.

Việc ủy quyền cho Nguyễn Tiến Dũng là kiểm soát viên định giá đại diện Công ty Thịnh Phát ký hợp đồng vay ngân hàng TPBank 153 tỷ đồng là không khách quan so với hồ sơ điều tra, bởi không có cơ sở, căn cứ để thực hiện, theo luật sư.

Nếu như công ty Thịnh Phát không duyệt hồ sơ vay hợp đồng tín dụng thì ông Cường có quyền ký hợp đồng này hay không? Luật sư cho rằng là không. Vì vậy, cần xem xét lại hành vi này của bị cáo Cường.

Hành vi của bị cáo Cường có sự hạn chế và phù hợp với quy định của ngân hàng, quy định cho vay tín dụng. Bị cáo Cường cũng không góp vốn thành lập doanh nghiệp.

Việc vay vốn cũng như mua trái phiếu thuộc thẩm quyền của HĐQT công ty chứ không phải bị cáo Cường nên luật sư mong HĐXX xem xét.

Hạo Nhiên (T/H)
Theo Đời sống Plus/GĐVN //