Viêm xoang xông lá bạch đàn có hiệu quả? Hướng dẫn cách thực hiện
Xông xoang mũi bằng các nguyên liệu tự nhiên được nhiều người quan tâm bởi dễ thực hiện và giảm các triệu chứng của viêm xoang. Một trong những biện pháp đó là xông bằng lá bạch đàn. Vậy viêm xoang xông lá bạch đàn có hiệu quả không? Cách thực hiện như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
I. Tác dụng của lá bạch đàn với bệnh viêm xoang
Theo quan điểm của Y học Cổ truyền, lá bạch đàn có tính bình, vị đắng hơi cay, có tính sát khuẩn tốt. Lá bạch đàn được trồng nhiều nơi ở Việt Nam, chứa trung bình khoảng 4% tinh dầu. Trong tinh dầu lá bạch đàn có thành phần chính là Citronellal (hàm lượng chiếm khoảng 55 - 94%), ngoài ra còn có các hợp chất như Isopulegol, Neo - isopulegol, Citronellol.
Theo các nghiên cứu, tinh dầu lá bạch đàn có tác dụng tốt trong việc ức chế sự phát triển vi khuẩn và vi nấm. Đối với vi khuẩn, tác dụng ức chế của tinh dầu lá bạch đàn trên vi khuẩn gram dương mạnh hơn vi khuẩn gram âm. Thử nghiệm trên động vật có những vết loét nặng, tinh dầu bạch đàn phối hợp với các loại tinh dầu khác đã cho kết quả điều trị tốt, làm hồi phục sức khỏe.
Chính nhờ lợi ích kháng khuẩn và kháng nấm mà nhiều nhà khoa học đã ứng dụng đưa tinh dầu lá bạch đàn vào trong công thức bào chế của các loại thuốc nhỏ mũi dùng cho bệnh nhân bị viêm xoang, viêm mũi cấp tính hoặc mãn tính.
Đặc biệt, người bị viêm xoang hoàn toàn có thể sử dụng lá bạch đàn ngay tại nhà bằng phương pháp xông để giảm nhanh các triệu chứng. Ở nhiệt độ cao khi đun sôi, lá bạch đàn sẽ tiết ra tinh dầu và mang lại nhiều lợi ích cho người bị viêm xoang như:
- Ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây viêm xoang, góp phần giải quyết nguyên nhân gây ra viêm xoang.
- Làm loãng dịch mũi, giúp cho các dịch đặc ở xoang mũi dễ dàng được loại bỏ tốt hơn.
- Tăng cường lưu thông máu tới xoang mũi, nhờ đó làm tăng khả năng phục hồi tổn thương ở xoang mũi.
- Tăng cường sức đề kháng, giúp thư giãn tinh thần, giảm bớt căng thẳng cho người bệnh.
Ngoài ra, dân gian còn sử dụng lá bạch đàn để chữa ho, trị đau nhức xương khớp, giảm mùi hôi nách, chữa ghẻ, ngứa ngoài da…
II. Hướng dẫn cách xông lá bạch đàn trị viêm xoang
Để giúp người bị viêm xoang xông lá bạch đàn an toàn, đảm bảo hiệu quả cao, chúng tôi xin được hướng dẫn một số cách như sau:
- Chuẩn bị nguyên liệu: Lá bạch đàn tươi, khăn sạch, thau nước.
- Rửa sạch lá bạch đàn, dùng tay vò nhẹ lá bạch đàn để tránh làm không làm cho tinh dầu không bị ảnh hưởng bởi tác động lực mạnh.
- Cho thêm nước nóng vào lá bạch đàn đã được vò nát và hãm trong vài phút, có thể cho thêm nước nếu cảm thấy ít nước và bắt đầu tiến hành xông xoang mũi.
- Trùm lên đầu bằng một chiếc khăn sạch và tiến hành xông hơi trong khoảng 10-20 phút. Lưu ý rằng, bạn nên để mặt hay vùng hầu họng cách thau nước tầm khoảng 20-25 cm sao cho khu vực này được tiếp xúc với hơi nước nhiều nhất có thể.
Để thu được hiệu quả tốt nhất, bạn nên thực hiện biện pháp này 2 lần/ngày, xông đều cả 2 bên xoang mũi, mỗi bên khoảng 3-4 lần trong mỗi lần xông. Nên lựa chọn thời điểm xông là trước khi đi ngủ vào buổi tối hoặc sau khi đã ngủ dậy vì đây là lúc mà dịch nhầy tiết ra nhiều nhất, tiến hành xông mũi lúc này có thể giúp loại bỏ dịch nhầy nhiều nhất có thể.
Ngoài ra, bạn có thể thay thế lá bạch đàn bằng tinh dầu Khuynh Diệp bằng cách nhỏ 8-10 giọt tinh dầu Khuynh Diệp vào bát nước nhỏ, tiến hành cách xông hơi tương tự như trên. Việc sử dụng tinh dầu Khuynh Diệp hay lá bạch đàn đều mang lại tác dụng cải thiện triệu chứng tương đương nhau cho người bị viêm xoang.
III. Một số cách khác sử dụng lá bạch đàn chữa viêm xoang
Ngoài việc sử dụng lá bạch đàn để xông hơi, bạn có thể dùng lá bạch đàn theo các cách khác nhau như:
1. Tắm nước lá bạch đàn trị viêm xoang
Theo các chuyên gia, sử dụng lá bạch đàn để tắm có thể làm giảm các triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi của viêm xoang cấp tính. Phương pháp này đặc biệt phù hợp để áp dụng vào mùa đông, khi mà các triệu chứng của viêm xoang ngày càng rầm rộ hơn.
Khác với các loại lá khác, khi sử dụng lá bạch đàn để tắm thì bạn không nên ngâm trực tiếp lá bạch đàn vào nước nóng mà cần buộc gọn bó lá bạch đàn lại và treo trên đầu vòi hoa sen. Nhờ đó, sẽ giúp tinh dầu bạch đàn tiếp xúc được với toàn bộ cơ thể và đem lại nhiều tác dụng trên toàn thân.
Ngoài ra, bạn cũng nên hít thở sâu trong lúc tắm để tinh dầu bạch đàn dễ dàng di chuyển vào sâu bên trong khoang mũi và phát huy tác dụng. Mỗi tuần, bạn có thể thay bó lá bạch đàn một lần và nên tắm bằng lá bạch đàn thường xuyên để giúp cải thiện tốt nhất.
2. Uống trà lá bạch đàn trị viêm xoang
Sử dụng trà từ lá bạch đàn cũng là một trong những biện pháp hữu hiệu giúp làm loãng dịch nhầy ở xoang mũi, chống viêm, kháng khuẩn. Từ đó, giúp cải thiện hiệu quả tình trạng viêm xoang.
Cách nấu trà lá bạch đàn như sau:
- Chuẩn bị khoảng 10 lá bạch đàn tươi, rửa sạch và phơi khô.
- Cho toàn bộ lá bạch đàn đã phơi khô vào bình trà.
- Rót nước sôi vào bình trà, tráng trà qua một lần và loại bỏ nước đi.
- Tiếp tục rót nước sôi để ngập mặt trà, ngâm trong khoảng 15 phút.
- Để trà bớt nóng và thưởng thức, có thể cho thêm chút mật ong để tăng hương vị hấp dẫn hơn.
3. Tinh dầu lá bạch đàn kết hợp bạc hà trị viêm xoang
Tinh dầu bạc hà có tác dụng kháng khuẩn rất tốt, làm loãng dịch nhầy trong xoang mũi, tăng cường chức năng hô hấp. Do vậy, bạn hoàn toàn có thể kết hợp sử dụng tinh dầu lá bạch đàn và tinh dầu bạc hà trong việc chữa trị viêm xoang.
Cách kết hợp như sau:
- Cho khoảng 500 ml nước sôi vào một bát sứ to, tiếp tục nhỏ khoảng 5 giọt tinh dầu bạc hà và 3 giọt tinh dầu bạch đàn vào bát. Để hỗn hợp dung dịch nguội bớt và bắt đầu xông hơi.
- Lấy một chiếc khăn mềm trùm lên đầu và tiến hành xông xoang trong khoảng 20 phút.
Lưu ý:
- Để bát nước cách mặt khoảng 30cm để tránh bị bỏng và không làm tổn thương da mặt.
- Không áp dụng biện pháp này cho người bị huyết áp cao, suy nhược cơ thể hoặc trẻ nhỏ dưới 1 tuổi.
IV. Lưu ý khi xông lá bạch đàn chữa viêm xoang
Khi xông lá bạch đàn để chữa viêm xoang, bạn nên chú ý những vấn đề sau:
- Trước khi tiến hành xông xoang mũi bằng lá bạch đàn, bạn hãy làm sạch mũi bằng nước muối sinh để tránh vi khuẩn, vi rút tồn tại xoang niêm mạc mũi tiến sâu hơn vào bên trong khoang mũi.
- Hãy sử dụng lá bạch đàn có chất lượng tốt, không bị sâu bệnh hoặc không chứa chất hóa học nguy hiểm (thuốc trừ sâu, thuốc tăng trưởng thực vật). Rửa thật sạch lá bạch đàn rồi mới sử dụng, để tránh bụi bẩn có thể theo hơi nước nóng đi vào xoang mũi.
- Để thu được kết quả tốt nhất, nên kiên trì áp dụng biện pháp này ít nhất 1 tháng, tránh bỏ dở giữa chừng.
- Viêm xoang xông lá bạch đàn không phải là biện pháp điều trị triệt để, do vậy người bệnh vẫn cần tập trung áp dụng theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ.
- Trong quá trình điều trị bệnh, ngoài việc xông xoang mũi bằng lá bạch đàn, bạn có thể kết hợp thêm với nhiều biện pháp khác như: ăn uống đầy đủ, ngủ đủ giấc, thường xuyên rèn luyện thể chất.
Hy vọng rằng qua những thông tin mà bài viết đã chia sẻ đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức về viêm xoang xông lá bạch đàn, tác dụng lá bạch đàn dành cho người bị viêm xoang. Chúc bạn sẽ thực hiện thành công và nhanh khỏi viêm xoang nhé.