Viêm xoang nguy hiểm như thế nào?
Viêm xoang là một bệnh lý liên quan đến đường hô hấp. Bệnh này khá phổ biến ở nước ta và hầu hết mọi người đều phải chịu cảnh sống chung với bệnh tật ngày qua ngày, vì không điều trị dứt điểm.
Viêm xoang nguy hiểm như thế nào?. Ảnh Vinmec
Xoang được định nghĩa là những hốc xương ở mặt và đầu, được phủ một lớp niêm mạc liên tục với niêm mạc mũi và có những lỗ thông với khoang mũi được gọi là lỗ thông xoang. Lớp niêm mạc có nhiệm vụ bảo vệ xoang khỏi những tác nhân gây bệnh từ bên ngoài, làm ấm và ẩm không khí hít vào.
Hệ thống xoang ở đầu và mặt có tác dụng làm nhẹ đầu cũng như tạo ra một giọng nói riêng biệt cho mỗi cá thể do những thể tích và cấu trúc xoang khác nhau ở mỗi người.
Viêm xoang có thể gây biến chứng đến viêm họng mạn tính, bệnh nhân thường có cảm giác đau họng, nuốt vướng. Xảy ra tình trạng này là do các dòng mủ chảy từ xoang xuống cổ họng liên tục khiến niêm mạc họng bị tổn thương gây viêm. Bên cạnh đó, ợ hơi, đầy bụng, nghẹt thở, đánh trống ngực… cũng là các biểu hiện thường gặp.
Ngoài ra, những biến chứng ở mắt cũng gây nguy hiểm đến người bị viêm xoang. Mắt là cơ quan nằm gần nên rất dễ bị tổn thương, đặc biệt là khi bị viêm xoang sàng. Với những người bị xoang trán và xoang hàm, nó ít gây biến chứng ở mắt hơn.
Đồng thời, viêm xoang còn gây nên áp xe mi mắt. Áp xe là một khối mềm với vùng da bao quanh màu từ hồng đến đỏ đậm. Áp xe dễ dành cảm nhận bằng cách nhấn vào nó. Trung tâm ổ áp xe chứa đầy mủ và các mảnh nhỏ.
Khi bạn chạm vào ổ áp xe sẽ thấy ấm và đau. Các áp xe có thể xuất hiện bất cứ nơi nào trong cơ thể bạn, phổ biến nhất là ở nách, khu vực xung quanh hậu môn và âm đạo (áp xe tuyến Bartholin), vùng xương cùng cột sống (áp xe nếp gấp mông), xung quanh răng (áp xe răng) và bẹn. Ngoài ra, còn rất nhiều loại áp xe như áp xe gan, áp xe não, áp xe vú, áp xe phổi, áp xe hậu
Nếu bị áp – xe mi trên thì thường là do viêm xoang sàng hoặc xoang trán, còn viêm xoang hàm là nguyên nhân gây áp – xe mi dưới. Lúc này, mí mắt của bệnh nhân thường nóng, sưng to, đỏ, đau, xung huyết. Sau khoảng 4 – 5 ngày, túi mủ sẽ bắt đầu vỡ.