Từ vụ ca sĩ Sulli tự tử ở tuổi 25, nhận biết dấu hiệu và nguy cơ tự sát của người trầm cảm nặng
Trầm cảm nặng là giai đoạn khó chữa và nguy hiểm nhất là có ý định tự sát hoặc hành động tự sát, cần phải kiên trì điều trị.
Chiều 14/10, cảnh sát Hàn Quốc xác nhận Sulli đã qua đời ở nhà riêng. Thông tin này khiến cộng động fan Kpop sửng sốt.
Nữ ca sĩ, diễn viên thường xuyên phải đối diện với những lời chỉ trích trên mạng xã hội nhưng thường tỏ ra mạnh mẽ. Thực tế, Sulli từng thừa nhận đang rất khổ sở nhưng lại vờ tỏ ra hạnh phúc trước mặt mọi người.
Sulli đã qua đời ở nhà riêng ở tuổi 25 vì mắc bệnh trầm cảm
Một nguồn tin tiết lộ với Hankook Ilbo rằng từ 1-2 tháng trước, chứng bất an của Sulli có dấu hiệu nghiêm trọng, mọi người xung quanh đều rất lo lắng cho cô. Theo người này, Sulli vốn mắc bệnh trầm cảm. Vậy bệnh trầm cảm nguy hiểm thế nào đến tâm sính lý nếu chúng ta mắc phải?
Bệnh trầm cảm được phân chia thành 3 mức độ:
+ Trầm cảm nhẹ
+ Trầm cảm vừa
+ Trầm cảm nặng
Trong đó trầm cảm nặng là giai đoạn khó chữa và nguy hiểm nhất, bệnh nhân có thể có ý định tự sát hoặc hành động tự sát, cần phải kiên trì điều trị. Bệnh trầm cảm là nguyên nhân của hơn 50% trường hợp tự sát.
Dấu hiệu của trầm cảm nặng
Để được chẩn đoán có mắc bệnh trầm cảm hay không phải có ít nhất một trong hai triệu chứng của bệnh trầm cảm cốt lõi đó là:
+ Tâm trạng buồn bã, có hoặc không kèm theo triệu chứng hay khóc, bi quan trước mọi việc.
+ Không có động lực, giảm hứng thú trong mọi việc, kể cả những hoạt động nằm trong sở thích trước đây.
Ngoài 2 triệu chính đó, bệnh trầm cảm còn gồm 7 triệu chứng liên quan đó là:
Rối loạn giấc ngủ
Thay đổi khẩu vị
Chuyển động chậm chạp hoặc dễ bị kích động
Cảm giác tội lỗi, thất vọng về bản thân.
Mệt mỏi
Khó khăn trong việc tập trung hoặc giải quyết các vấn đề đơn giản hàng ngày.
Suy nghĩ về cái chết hoặc có ý định tự tử.
Dấu hiệu và nguy cơ tự sát
Hầu hết người bị trầm cảm chủ yếu đều có ý nghĩ về cái chết, nặng hơn là có ý định hoặc hành vi tự sát. Động cơ tự sát của họ là mong muốn cao độ chấm dứt một trạng thái cảm xúc đau khổ, sự tra tấn đang hành hạ cơ thể bệnh nhân trầm cảm.
Lúc đầu người bị trầm cảm nghĩ rằng bệnh nặng thế này (mất ngủ, chán ăn, sút cân, mệt mỏi...) thì không sống nổi. Dần dần, họ cho rằng tự sát cho đỡ đau khổ. Các ý nghĩ này biến thành niềm tin rằng những người xung quanh có thể sẽ khá hơn nếu họ mất đi, từ đó dần dần hình thành ý nghĩ, hành vi tự sát.
Khi phát hiện ra ý định tự sát ở những người bị trầm cảm, buộc phải cho họ điều trị nội trú trong các khoa tâm thần của bệnh viện.
Mật độ và cường độ của ý định tự sát có thể rất khác nhau. Một số người tự sát ít nghiêm trọng có thể ý định tự sát mới chỉ ập đến (chỉ 1-2 phút trước đó) mà trước đó họ chưa hề nghĩ đến cái chết. Trường hợp nặng hơn, ý nghĩ tự sát tái diễn (1 hoặc 2 lần/tuần), họ có thể cân nhắc kỹ càng trước khi hành động.
Người bị trầm cảm có ý định tự sát có thể chuẩn bị vật chất (vũ khí, dao, dây thừng, chất độc, thuốc an thần, thuốc ngủ...) để sử dụng cho hành vi tự sát, địa điểm và thời gian mà họ chỉ có một mình để tự sát thành công.
Một số người có thể lập kế hoạch thực tế kỹ càng để đảm bảo tự sát sẽ kết thúc bằng cái chết. Có nhiều người thậm chí còn viết thư tuyệt mệnh, thông báo cho bạn bè hoặc người thân về ý định tự sát của họ. Các hành vi này phối hợp với hành vi tự sát được sử dụng để xác định các bệnh nhân có nguy cơ tự sát cao nhằm có biện pháp xử lý.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng không thể dự đoán một cách chính xác được bệnh nhân trầm cảm có cố gắng tự sát hay không và khi nào tự sát. Việc hỗ trợ điều trị bệnh trầm cảm nặng cần thời gian và kết hợp với rất nhiều các phương pháp như dùng thuốc, liệu pháp tâm lý, vận động, chế độ ăn uống.