Từ ngày mai, những ngành nghề nào sẽ được hoạt động trở lại ở Hà Nội?
Từ 0h ngày 23/4, tất cả các quận, huyện của Hà Nội (trừ Thường Tín và Mê Linh) một số loạt hình kinh doanh, dịch vụ sẽ được mở cửa trở lại.
Ngày 22/4, tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 thành phố Hà Nội, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã quyết định, kể từ 0 giờ ngày 23/4/2020 sẽ nới dần các hoạt động kinh tế, nhưng cấm một số dịch vụ như quán bar, karaoke, massage, trò chơi điện tử, tập trung đông người...
Cụ thể, ông Nguyễn Đức Chung thông tin: Tại phiên họp Chính phủ chiều 22/4, Thủ tướng chỉ đạo, các địa phương cả nước sẽ thuộc 2 nhóm nguy cơ và nguy cơ thấp. Trong đó, Hà Nội thuộc nhóm có nguy cơ.
Riêng hai địa phương thuộc Hà Nội là huyện Thường Tín, huyện Mê Linh có ổ dịch hiện chưa qua 14 ngày thì nơi đó vẫn là nơi có nguy cơ cao do còn hai thôn đang phải cách ly là Hạ Lôi và Đông Cứu. Ngoài 2 huyện trên, các quận, huyện khác của Hà Nội đã được coi là “có nguy cơ."
Vậy những loại hình kinh doanh, dịch vụ nào được mở cửa và sẽ hoạt động ra sao? Danh sách cụ thể hơn của các cửa hàng được hoạt động vẫn phải đợi hướng dẫn cụ thể hơn của Hà Nội. Kể từ 0 giờ ngày 23/4 sẽ nới dần các hoạt động kinh tế, nhưng cấm một số dịch vụ như quán bar, karaoke, massage, trò chơi điện tử, tập trung đông người...
Ảnh minh họa
“Các chủ cửa hàng ăn khi mở cửa trở lại phải sắp xếp bàn để giữ khoảng cách. Học tập kinh nghiệm các nước, nên có tấm chắn bằng mi ka hoặc kính, ni lông, để người ngồi đối diện không có khả năng lây nhiễm cho nhau. Trung tâm thương mại và siêu thị cũng tương tự, cố gắng giữ khoảng cách, đo thân nhiệt, đi vào một chiều”, ông Chung nói.
Tuy nhiên, ông Chung vẫn nhấn mạnh “nghiêm cấm trà chanh, trà đá vỉa hè”, vì ngồi ghế thấp và nguy cơ lây nhiễm cao. Chủ tịch UBND TP.Hà Nội cũng yêu cầu các phường, xã nhân dịp này làm nghiêm việc dẹp trật tự vỉa hè, không để tình trạng lấn chiếm kinh doanh.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội yêu cầu lực lượng chức năng của TP xử phạt nghiêm người dân ra đường nhưng không đeo khẩu trang. Ông Chung cũng khuyến cáo người dân không có việc cần thiết thì chưa ra đường. Người dân đi ra đường cũng phải giữ khoảng cách.
Với cửa hàng ăn uống khi mở cửa trở lại, thì phải sắp xếp bàn ghế theo khoảng cách. Ông Chung khuyến cáo chủ cửa hàng bố trí tấm chắn để người đối diện không lây nhiễm bệnh khi ăn uống. Với cửa hàng trà đá, ông Chung yêu cầu, quận huyện không cho mở cửa trở lại vì liên quan đến việc lấn chiếm vỉa hè, lòng đường.
“Trung tâm thương mại, siêu thị khi mở cửa thì phải cố gẵng giữ khoảng cách cho người mua hàng. Còn các đơn vị, xí nghiệp trên địa bàn khi hoạt động trở lại thì chủ cơ sở phải chịu trách nhiệm trong việc đo thân nhiệt công nhân”, ông Chung nói.
Tất cả bệnh viện được nhận bệnh nhân đến khám, chữa bệnh, nhưng phải thực hiện đúng hướng dẫn của Bộ Y tế, hẹn bệnh nhân giờ khám, không để bệnh nhân chờ lâu, tụ tập đông người.
Từ ngày mai cho đến 30/4, Hà Nội cho phép Tổng công ty vận tải, các dịch vụ grab, taxi vận chuyển lại “với công suất 20 - 30%, đến 30/4, Hà Nội sẽ quyết định việc điều chỉnh quy định này. Các xe phải có nước khử khuẩn, giữ khoảng cách.