Truyền nước đạm có tác dụng gì? Bị suy nhược cơ thể nên truyền đạm không?
Truyền đạm cho người suy nhược cơ thể là giải pháp bổ sung chất dinh dưỡng, muối và điện giải cần thiết cho cơ thể. Vậy người bị suy nhược nên truyền đạm khi nào? Cần chú ý gì khi thực hiện truyền đạm vào cơ thể? Những câu hỏi này sẽ được chúng tôi giải đáp chi tiết ở bài viết dưới đây nhé!
I - Người bị suy nhược cơ thể có nên truyền đạm không?
Truyền đạm là cách nhanh nhất đưa các chất dinh dưỡng vào cơ thể qua đường tĩnh mạch. Đối với người bị suy nhược thì truyền đạm là biện pháp hồi phục sức khỏe, cải thiện bệnh lý nhanh chóng. Dịch đạm để truyền được bào chế dưới dạng dung dịch hoặc hỗn hợp dung dịch có khả năng hòa tan nhằm:
- Cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể, bao gồm: vitamin, glucose, đạm, chất béo…
- Bổ sung nước và chất điện giải: NaCl, NaHCO3…
Người bệnh trong trạng thái mệt mỏi, sụt cân nhanh, tinh thần uể oải thì truyền đạm là việc làm cần thiết. Các dưỡng chất bị thiếu hụt được bổ sung vào cơ thể nhanh chóng giúp người bệnh hồi phục thể trạng và tăng cường sức khỏe. Mặc dù vậy người bị suy nhược trước khi truyền đạm cần thăm khám và lắng nghe ý kiến từ bác sĩ.
II - Khi nào cần truyền nước đạm cho người suy nhược cơ thể
Đạm là chất có lợi cho sức khỏe đặc biệt người trong tình trạng suy nhược cơ thể. Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng được khuyến khích bổ sung đạm để cải thiện thể trạng. Các đối tượng suy nhược được chỉ định truyền đạm trong trường hợp sau:
- Cơ thể suy yếu do biến chứng bệnh lý hoặc sau phẫu thuật chưa thể ăn uống.
- Người bệnh không thể bổ sung dinh dưỡng qua đường ăn uống và thể trạng suy nhược nghiêm trọng.
- Người có các chỉ số máu (chất đạm, chất đường, chất điện giải…) ở dưới mức bình thường.
Người bệnh suy nhược trước khi truyền đạm cần thực hiện xét nghiệm để đánh giá các chỉ số máu. Trong một số trường hợp người bệnh bị mất nước, ngộ độc hoặc suy dinh dưỡng bác sĩ sẽ truyền đạm trực tiếp mặc dù chưa có kết quả xét nghiệm.
III - Truyền đạm cho người suy nhược cơ thể có biến chứng không?
Truyền đạm cho người suy nhược là cách nạp dưỡng chất vào cơ thể an toàn, hiệu quả. Ngườu mệt mỏi sau khi truyền đạm có chuyển biến tích cực về sức khỏe và tinh thần.
Tuy nhiên khi truyền đạm người bệnh cần thực hiện dưới sự theo dõi của bác sĩ tại viện hoặc cơ sở y tế. Người bệnh suy nhược không nên tự ý truyền đạm tại nhà để tránh biến chứng nguy hiểm như:
- Sốc phản vệ: Các biểu hiện như buồn nôn, nôn, hoa mắt chóng mặt, nhịp tim bị rối loạn hoặc nguy cơ tử vong.
- Nhiễm trùng: Nếu truyền đạm không đúng cách có thể khiến cho vi khuẩn theo đường tiêm truyền xâm nhập vào cơ thể và gây ra nhiễm trùng.
- Tổn thương cầu thận: Khi truyền một lượng dịch lớn có thể làm cho cầu thận hoạt động quá mức và gây nhiều tổn thương.
- Quá tải dịch: Người bệnh tự ý truyền đạm tại nhà sẽ không biết chính xác liều lượng cần sử dụng. Khi cơ thể nạp quá nhiều đạm sẽ dẫn đến tình trạng suy tim, phù nề nghiêm trọng.
IV - Chú ý khi truyền đạm cho người suy nhược cơ thể
Truyền đạm cho người suy nhược cơ thể cung cấp các dưỡng chất cần thiết nhất nhằm hồi phục sức khỏe. Tuy nhiên khi truyền đạm, người bệnh cần tuân thủ các biện pháp an toàn để tránh biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là một số chú ý mà bạn có thể lưu lại:
- Không được tự ý mua dịch về để tự truyền mà không có sự giám sát của bác sĩ hoặc nhân viên y tế.
- Thực hiện truyền đạm ở những cơ sở y tế uy tín để đảm bảo an toàn, tránh tai biến.
- Trong quá trình truyền đạm, người bệnh cần tuân thủ chỉ định về liều lượng, tốc độ truyền và loại đạm sử dụng.
- Dụng cụ truyền, dịch truyền phải đảm bảo chất lượng, vô khuẩn và cần có sự giám sát của bác sĩ thường xuyên trong quá trình truyền dịch.
- Nếu người bệnh cảm thấy những dấu hiệu bất thường (khó thở, rét run, phồng chỗ tiêm) trong khi truyền dịch, cần báo ngay cho bác sĩ để xử lý sớm, tránh nguy hiểm cho sức khỏe.
- Truyền đạm có thể làm cho người bệnh tăng cân, vì vậy nên áp dụng một số biện pháp duy trì cân nặng sau khi truyền đạm (chế độ dinh dưỡng và vận động hợp lý).
- Các cơ sở y tế nên trang bị các loại thuốc cấp cứu trong tình trạng người bệnh gặp tai biến trong khi truyền đạm.
V - Ngoài truyền đạm, người suy nhược cần làm gì để nhanh khỏe?
Truyền đạm cho người suy nhược cơ thể không phải là biện pháp tăng cường dinh dưỡng duy nhất. Sau khi truyền đạm được vài tuần, cơ thể sẽ chuyển hóa hết các chất dinh dưỡng có trong dịch truyền để cung cấp cho các hoạt động của cơ thể.
Lúc này lượng dinh dưỡng bị tiêu hao nên cần bổ sung kịp thời, nhanh chóng. Do đó, để nâng cao sức khỏe cho người bị suy nhược cơ thể thì ngoài việc truyền đạm, chúng ta có thể áp dụng các giải pháp khác như:
Phục hồi suy nhược cơ thể bằng Đông Y
Đông Y quan niệm rằng, nguyên nhân gốc rễ của suy nhược cơ thể là cơ địa - Đây mới là yếu tố quyết định đến việc bạn có bị suy nhược cơ thể hay không và mức độ bệnh nặng nhẹ thế nào. Nhiều người ăn uống, sinh hoạt như bình thường nhưng vẫn bị suy nhược cơ thể, trong khi đó có những người lao động quá sức, ăn uống kiêng khem hoặc vừa trải qua phẫu thuật, sinh đẻ lại không bị suy nhược.
Đó là bởi với cơ địa bị suy yếu khiến, bạn sẽ dễ bị suy nhược cơ thể hơn và đã mắc thì bệnh tình thường diễn biến phức tạp, tiến triển nặng và lâu khỏi hơn.
Do vậy, giải quyết tình trạng suy nhược cơ thể bằng Đông Y tức là tác động cốt lõi vào nguyên nhân gây bệnh. Nhờ đó, giúp nâng đỡ cơ thể và cải thiện tình trạng suy nhược mang lại hiệu quả bền vững, hạn chế nguy cơ tái phát.
Tuy nhiên, Đông y truyền thống thường đem lại tác dụng chậm và khả năng cải thiện không được rõ rệt. Phương pháp Đông y truyền thống không tác động vào cơ địa của người bệnh nên vẫn có thể tái phát.
Chỉ có Viên Suy Nhược Ngự Y Mật Phương - Đông Y thế hệ 2 mới có thể tác động vào cơ địa, giúp cải thiện suy nhược từ gốc bệnh và ngăn ngừa tình trạng tái đi, tái lại.
Viên Suy Nhược Ngự Y Mật Phương còn đem tới tác dụng bồi bổ khí huyết, dưỡng tâm an thần giúp nâng cao thể trạng cho người bệnh, khôi phục chức năng của các tạng phủ trở về bình thường.
Duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý
- Nên lựa chọn những loại thực phẩm lành mạnh, giàu chất dinh dưỡng như: thịt lợn, thịt bò, thịt gà, cá, trứng, sữa đậu nành, hoa quả, rau xanh…
- Có thể ăn nhiều bữa trong cùng một ngày (3 - 4 bữa/ngày), tính toán lượng calo trong mỗi bữa ăn để đảm bảo bổ sung đủ dưỡng chất cho một ngày hoạt động.
- Hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm, đồ uống có hại đến sức khỏe như: cà phê, rượu bia, đồ ăn quá nhiều dầu mỡ, bánh kẹo, nước ngọt…
Thực hiện lối sống sinh hoạt lành mạnh
- Hằng ngày nên dành ít nhất 30 phút để rèn luyện cơ thể bằng các bài tập hoặc môn thể thao. Vận động với cường độ khoa học giúp nâng cao sức khỏe và đảm bảo hệ thống cơ quan vận hành ổn định.
- Ngủ đủ giấc (7 đến 8 giờ mỗi ngày) để tạo điều kiện cho cơ thể phục hồi sức khỏe nhanh hơn.
- Tránh thức khuya, giữ tinh thần thoải mái để có năng lượng tích cực trong ngày.
Bài viết chia sẻ thông tin đến vấn đề truyền đạm cho người suy nhược cơ thể khách quan, chi tiết nhất. Vì vậy người có thể trạng suy yếu trước khi truyền đạm cần tuân thủ nghiêm phác đồ điều trị của bác sĩ. Đừng quên kết hợp chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh để cơ thể nhanh hồi phục.