Trung Quốc và WHO thỏa thuận điều tra Covid-19 sau nhiều lần từ chối
Sau nhiều lần từ chối điều tra về Covid-19, Trung Quôc vừa thỏa thuận với Tổ chức Y tế thế giới về điều tra tìm hiểu nguồn gốc của virus SARS-CoV-2.
Trung Quốc và WHO thỏa thuận điều tra Covid-19. Ảnh Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong chuyến thăm thành phố Vũ Hán, hôm 10/3. Ảnh: Xinhua.
"Chúng tôi đang thảo luận với các đối tác ở Trung Quốc cho sứ mệnh xa hơn, tập trung hơn vào việc nghiên cứu và xem xét những gì đã xảy ra giai đoạn đầu liên quan tới vấn đề lây truyền virus từ động vật", Tiến sĩ Maria Van Kerkhove, chuyên gia dịch tễ học của WHO cho hay.
Tuyên bố này của WHO được đưa ra trong bối cảnh các cuộc tranh luận quốc tế gia tăng về nguồn gốc của dịch Covid-19, VTC News đưa tin.
Bà Van Kerkhove hồi tháng 2 cùng một nhóm chuyên gia quốc tế tới Trung Quốc điều tra về dịch. Khi đó, bà và các đồng nghiệp kết luận rằng virus này có nguồn gốc từ động vật. Báo cáo của phái đoàn WHO nói thêm rằng, dơi dường như là vật chủ cho SARS-CoV-2 nhưng vật chủ trung gian chưa được xác định.
Trong cuộc phỏng vấn với CNBC tuần trước, đại diện của WHO tại Bắc Kinh, Tiến sĩ Gauden Galea cho biết, Trung Quốc nhiều lần từ chối yêu cầu tham gia vào cuộc điều tra về nguồn gốc của virus SARS-CoV-2 mà tổ chức này đưa ra.
"Chúng tôi biết rằng một số cuộc điều tra ở Trung Quốc đang diễn ra nhưng ở giai đoạn này, chúng tôi vẫn chưa được mời tham gia", ông Galea cho biết.
Khi được hỏi liệu có lý do chính đáng để Trung Quốc từ chối WHO hay không, ông Galea trả lời: "Theo quan điểm của chúng tôi thì không".
Tuy nhiên, Trung Quốc nói họ kiên quyết phản đối cuộc điều tra quốc tế về nguồn gốc dịch, nhấn mạnh đây là việc làm của các nhà khoa học.
Covid-19 khởi phát từ thành phố Vũ Hán, Trung Quốc, hồi tháng 12 năm ngoái đã dẫn tới một đại dịch toàn cầu, khiến hơn 3,7 triệu người nhiễm và gần 260.000 người chết, theo Vnexpress.
Cái giá phải trả cho những thiệt hại về kinh tế - xã hội trong đại dịch này vô cùng lớn. Do đó, việc thế giới muốn có một cuộc điều tra về nguồn gốc và cách thức lây lan của nCoV là điều hoàn toàn hợp lý,,
Trong bài phân tích đăng trên tờ Hill ngày 5/5, Brahma Chellaney, giáo sư nghiên cứu chiến lược tại Trung tâm Nghiên cứu Chính sách ở New Delhi, Ấn Độ, nhận định cuộc điều tra về nguồn gốc của đại dịch quan trọng vì một lý do khác, bởi đây không phải dịch bệnh đầu tiên khởi phát từ Trung Quốc và lây lan trên toàn cầu. Trung Quốc từng gây ra đại dịch đầu tiên của thế giới ở thế kỷ 21 khi che giấu sự bùng phát của dịch SARS hồi năm 2002-2003.
Tìm hiểu ngọn nguồn về sự bùng phát và lây lan của Covid-19 là điều quan trọng để thiết lập các cách phản ứng nhanh nhằm ngăn chặn nguy cơ một dịch bệnh khác ở một địa phương có thể trở thành đại dịch toàn cầu mới.