Trong truyện kiếm hiệp, Kim Dung thích võ công nào nhất?
15 bộ tiểu thuyết của Kim Dung có hàng trăm loại võ công, khiến đọc giả đều tin là thật. Vậy trong số những tuyệt nghệ võ lâm này, Kim Dung thích võ công nào nhất?
Trong truyện kiếm hiệp, Kim Dung thích võ công nào nhất?
Năm 1972, nhà văn Kim Dung hoàn thành bộ tiểu thuyết cuối cùng Lộc đỉnh ký, từ đó ông gác bút không sáng tác nữa, tính đến nay đã 46 năm.
Trong 15 tác phẩm của Kim Dung, có 3 bộ là tiểu thuyết ngắn hoàn toàn chưa được các nhà làm phim khai thác, hơn nữa Phi hồ ngoại truyện và Tuyết sơn phi hồ thường được gộp chung quay thành một bộ phim, như vậy tính ra chỉ có 11 bộ được đưa lên màn ảnh.
Vậy thì, tại sao 11 bộ tiểu thuyết của Kim Dung lại được yêu thích như thế? Quan trọng nhất, chính là nhân vật do Kim Dung xây dựng quá tươi sáng, bao hàm quá nhiều văn hóa nổi bật.
Trong tiểu thuyết Kim Dung, có quá nhiều nhân vật kinh điển, những nhân vật này, tính cách mỗi người đều khác nhau, nhưng đều sống động như thật, mỗi người đều đại diện cho một số văn hóa.
Chẳng hạn như Quách Tĩnh, Tiêu Phong, Hồ Phỉ đại diện cho văn hóa Nho giáo; Dương Quá, Lệnh Hồ Xung thì đại diện cho văn hóa Đạo giáo; Trương Vô Kỵ, Thạch Phá Thiên đại diện cho văn hóa Phật giáo… Vậy thì trong số những nhân vật đại hiệp, người nào được xem là đại hiệp trong đại hiệp? Đáp án có hai người: Quách Tĩnh và Tiêu Phong.
Đối với hai nhân vật này, về phương diện võ học có một điểm tương đồng lớn nhất, chính là họ đều luyện võ công Giáng Long Thập Bát Chưởng. Như vậy có thể thấy, võ công mà Kim Dung thích nhất là chưởng pháp này.
Tiêu Phong và Giáng Long Thập Bát Chưởng
Giáng Long Thập Bát Chưởng là chưởng pháp cực cương chí dương, tuy có một vài chiêu thức nhu nhưng chủ yếu vẫn lấy uy lực sức mạnh để xưng bá giang hồ, được xem là thiên hạ đệ nhất chưởng pháp.
Quách Tĩnh vốn là một người không có nền tảng võ công, nhờ khổ công mà luyện được Giáng Long Thập Bát Chưởng.
Trong bộ sách xuất bản mới nhất có nói rõ Giáng Long Thập Bát Chưởng vốn có 28 chưởng pháp, từ người sáng lập môn phái lưu truyền đến tay Tiêu Phong.
Do 10 chưởng pháp sau cùng quá phức tạp mà uy lực không bằng 18 chưởng trên, nên Tiêu Phong và Hư Trúc đã tiến hành lượt bớt, sau khi gom gọn lại còn 18 chưởng pháp, uy lực càng có sức mạnh hơn.
Sau khi Tiêu Phong chết, Hư Trúc đã đem Giáng Long Thập Bát Chưởng truyền lại cho bang chủ cái bang tiếp theo, và đã truyền đến tay Hồng Thất Công.
Khác với Đả Cẩu Bổng Pháp chỉ truyền bang chủ, Giáng Long Thập Bát Chưởng có thể truyền cho người ngoài nên Hồng Thất Công đã mang chưởng pháp này truyền cho đồ đệ Quách Tĩnh.
Sau này, Quách Tĩnh đã truyền thụ Giáng Long Thập Bát Chưởng cho anh em nhà họ Võ, thậm chí sau khi con rể Gia Luật Tề nhậm chức bang chủ Cái Bang, Quách Tĩnh tiếp tục truyền lại môn chưởng pháp này cho hậu bối.
Nhưng, khi thành Tương Dương bị tấn công, nhà họ Quách bị hy sinh, bang chủ kế nhiệm Gia Luật Tề đã không học đầy đủ 18 chưởng pháp, nên chỉ còn lưu truyền 14 chưởng, sau này đến Sử Hỏa Long chỉ còn 12 chưởng.
Sau khi Thành Côn giết chết Sử Hỏa Long, Giáng Long Thập Bát Chưởng xem như bị thất truyền.
Xem thêm: Top 5 trận đánh hay nhất của Kiều Phong