Ô nhiễm không khí: Người còn bị ảnh hưởng thì rau quả trồng trong vùng đó có nguy cơ gì?
Ô nhiễm không khí không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà nhiều người còn lo lắng ảnh hưởng đến cây trồng, đặc biệt là rau xanh. Làm thế nào trồng rau và sử dụng an toàn, giữa không khí đang ô nhiễm hiện tại?
Nhiều người tự trồng rau sạch trên tầng thượng để có thực phẩm an toàn.
Ô nhiễm không khí gây ra lượng bụi dày đặc ảnh hưởng đến trong người trong việc hít phải không khí dày đặc bụi và nguy hiểm hơn là lượng bụi lơ lửng.
Bụi ảnh hưởng người trực tiếp vào phổi nếu như thường xuyên tiếp xúc với lượng không khí ô nhiễm. Ngoài ra, đối với những phần cơ thể nhạy cảm như mắt, tai, niêm mạc mũi… sẽ khiến người dân có nguy cơ bị nhiễm khuẩn.
Bên cạnh đó, cảnh báo về mức độ an toàn khi sử dụng rau trong môi trường ô nhiễm không khí, PGS TS. Nguyễn Duy Thịnh Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm - Đại học Bách Khoa Hà Nội cho rằng việc trồng rau ven đường sẽ khiến rau xanh tích tụ bụi bẩn trên lá. Mặt khác phần lớn các đường giao thông đã được làm nhựa đường, sau một thời gian bụi nhựa đường sẽ bám dính lên lá rau xanh làm tăng nguy cơ nhiễm chì và các chất độc hại khác.
Vì vậy, người dân không nên trồng rau ven đường. Nếu có trồng thì nên cách xa đường giao thông để tránh ô nhiễm không khí và khói bụi. Để có rau xanh chất lượng và an toàn, người dân có thể trồng trên sân thượng của nhà cao tầng.
PGS TS. Nguyễn Duy Thịnh cho rằng việc trồng rau xanh không quá ảnh hưởng trong môi trường ô nhiễm không khí bởi nếu so sánh tác hại của bụi trong không khí so với rác thải ra môi trường thì tỉ lệ ảnh hưởng không nhiều. Tuy nhiên, người dân nếu có điều kiện thì có thể trồng rau trong nhà kính để tạo ra bầu không khí ôn hòa và cân bằng nhiệt độ để rau sinh trưởng tốt hơn. Đồng thời người dân chăm sóc che chắn cẩn thận để tránh sự xâm nhập của côn trùng gây hại với rau xanh.
Cách rửa rau củ sạch và an toàn
Nhiều người cho rằng, rau chỉ cần rửa 2-3 nước là sạch, khi nấu lên các vi khuẩn và ký sinh trùng sẽ chết hết. Tuy nhiên, thực tế để rau thực sự sạch thì cách rửa phải cầu kỳ hơn thế rất nhiều.
Rau xanh được chia làm 4 loại: lá, quả, củ và hoa. Mỗi loại sẽ có nguy cơ nhiễm bẩn, ô nhiễm nguồn nước khác nhau nên khi rửa cần phân loại để làm sạch.
Nên rửa rau dưới vòi nước sạch: Sử dụng vòi nước máy, dùng nước lạnh tốt hơn. Với các hoa quả hay rau củ mềm thì chà xát nhẹ nửa phút đến một phút, tránh mạnh tay kẻo rau củ bị nát. Những sản phẩm khó cọ thì dùng các loại bàn chải phù hợp để cọ.
Không dùng xà phòng, chất tẩy rửa, chất tẩy trắng: Các chất này có thể xâm nhập vào sản phẩm. Không có gì có thể đảm bảo các chất này giúp làm cho trái cây và các loại rau sạch hơn cách thức rửa khác
Rửa thật kỹ: Hãy chắc chắn rằng sau khi rửa thì rau củ quả sạch sẽ, không còn nếp nhăn và các đường nứt còn sót lại bên ngoài, loại bỏ các phần bị hư hỏng, và lá bên ngoài…
Lau khô trái cây và rau: Dùng khăn giấy sạch để lau khô trái cây nhằm loại bỏ các vi khuẩn còn sót lại sau khi rửa.
1. Ngâm rau trong nước sạch khoảng 5-10 phút mới rửa hoặc dùng nước vo gạo để ngâm, mục đích để trung hòa tính độc tố. 2. Dùng nước muối 5% rửa rau. 3. Dưa chuột, cà tím hoặc những loại củ quả có lượng thuốc trừ sâu đậm đặc tốt nhất là rửa sạch, gọt vỏ ngoài mới ăn. 4. Làm nóng ở nhiệt độ cao cũng làm cho thuốc trừ sâu phân giải, một số loại rau chịu nhiệt như súp lơ, đỗ, rau cần… sau khi rửa sạch, chần qua bằng nước nóng 2 phút làm cho lượng thuốc trừ sâu suy giảm 30%, sau đó nấu ở nhiệt độ cao, như vậy sẽ tẩy trừ được 90% lượng thuốc trừ sâu. |