Triều Tiên đang đóng tàu ngầm trang bị tên lửa đạn đạo lớn chưa từng có
Tình báo quân sự Mỹ đã phát hiện một tàu ngầm chạy bằng diesel – điện mới đang được đóng tại xưởng đóng tàu Sinpo nằm ở bờ biển phía Đông Triều Tiên.
Tàu ngầm của Triều Tiên. Ảnh reuters
Ngày 18/10, mạng tin The Diplomat dẫn một nguồn tin trong chính phủ Mỹ am hiểu về các chương trình vũ khí của Triều Tiên, cho biết tình báo quân sự Mỹ đã phát hiện một tàu ngầm chạy bằng diesel – điện mới đang được đóng tại xưởng đóng tàu Sinpo nằm ở bờ biển phía Đông Triều Tiên.
Theo đó, chiếc tàu ngầm có lượng giãn nước khoảng 2.000 tấn và rộng khoảng 11m, trở thành khí tài hải quân lớn nhất của Bình Nhưỡng từ sau sự xuất hiện của tàu hộ vệ lớp Najin.
Theo cơ quan tình báo Mỹ, loại tàu ngầm này được sẽ thay thế tàu ngầm phóng tên lửa lớp Gorae của Triều Tiên (các tàu lớp Gorae từng được Mỹ gọi là Sinpo-B). Hiện Triều Tiên có một tàu lớp Gorae, tàu vẫn chưa được đưa vào sử dụng và vẫn là tàu ngầm duy nhất có thể phóng tên lửa KN-11 (còn có tên gọi khác là Pukguksong-1) do Triều Tiên chế tạo.
Lớp Gorae đã được nâng cấp hồi đầu năm nay, bao gồm việc trang bị ống phóng SLBM mới. Tuy nhiên, không rõ ống phóng mới sẽ được sử dụng cho tên lửa Pukguksong-1 hay mẫu SLBM mới do Bình Nhưỡng phát triển. Hồi tháng 8, Triều Tiên công bố thông tin về loại SLBM sử dụng nhiên liệu rắn mang tên Pukguksong-3, nhưng tình báo Mỹ chưa thể xác nhận sự tồn tại của loại tên lửa này.
Phiên bản Pukguksong-3 có thể sử dụng vật liệu composite nhẹ hơn, cho phép nó đạt tầm bắn lớn hơn nhiều so với dòng Pukguksong-1.
Hiện Triều Tiên chỉ dó duy nhất một tàu ngầm lớp Gorae. Tàu ngầm này hiện không được đưa vào hoạt động và là tàu ngầm duy nhất của Bình Nhưỡng có khả năng phóng tên lửa đạn đạo được phóng từ tàu ngầm (SLMB) KN11. Tình báo Mỹ đánh giá trọng lượng rẽ nước ở dưới mặt biển của tàu này là 1.700 tấn.
Hiện hạm đội tàu ngầm của Triều Tiên được cho là có khoảng 70 chiếc, dù phần lớn trong số này đã lạc hậu và không thể bắn tên lửa.