Trạng thái suy nhược cơ thể có nguy hiểm không?
Suy nhược cơ thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào gây tác động tới cuộc sống, công việc và các mối quan hệ xã hội. Người mắc hội chứng suy nhược cơ thể có nguy hiểm không? Làm cách nào để cơ thể nhanh hồi phục về trạng thái ban đầu? Mời bạn đọc ngay bài viết dưới đây để có những thông tin hữu ích nhất.
I - Suy nhược cơ thể là bệnh gì?
Suy nhược cơ thể hay mệt mỏi toàn thân để chỉ trạng thái con người thiếu sức lực, chán nản và giảm hiệu quả hoạt động hằng ngày. Khi người bệnh lao động với tần suất thấp cũng khiến họ đuối sức, tinh thần đi xuống, trạng thái thiếu tập trung.
Bất kỳ ai cũng có thể mắc suy nhược cơ thể nhưng hay gặp nhất là người trong độ tuổi từ 20 - 40 tuổi. Đây là lứa tuổi lao động thực hiện nhiệm vụ kiếm tiền và tạo ra nhiều giá trị cho cuộc sống. Tuy nhiên vì yếu tố cơ địa cũng như áp lực từ cuộc sống hiện đại khiến họ dễ bị suy yếu.
Căn cứ vào biểu hiện bệnh và nguyên nhân khởi phát để bác sĩ đưa ra kết luận chính xác cho người bệnh. Vì thế khi có các dấu hiệu suy nhược cơ thể như: giảm trí nhớ, người uể oải, chân tay rã rời, da xanh xao... cần thăm khám để kịp thời phát hiện bệnh.
II - Suy nhược cơ thể có nguy hiểm, ảnh hưởng gì không?
Suy nhược cơ thể là căn bệnh dễ mắc và xuất hiện ở nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Vậy người bị suy nhược cơ thể có tác hại hay ảnh hưởng gì hay không?
Theo đánh giá chung, suy nhược cơ thể ít nguy hại nếu người bệnh khi được phát hiện và có hướng chữa trị sớm. Tuy nhiên khi bệnh chuyển biến nặng sẽ tác động đến tinh thần, sức khỏe và phát triển thành nhiều bệnh lý nguy hiểm.
Dưới đây là góc nhìn khách quan về những tác động của chứng suy nhược đến sức khỏe và đời sống bệnh nhân.
1. Suy nhược ảnh hưởng đến sức khỏe
Hội chứng suy nhược cơ thể là lý do khiến người bệnh gặp nhiều trở ngại về sức khỏe. Suy nhược khiến mọi người ăn kém, thiếu hụt dưỡng chất kéo theo nhiều chứng bệnh khác hình thành.
Gia tăng khả năng nhiễm bệnh mạn tính
Người suy nhược có các biểu hiện tiêu biểu như: cơ thể mệt mỏi, suy kiệt, người thiếu năng lượng. Khi đó người bệnh không có mong muốn vận động hoặc tham giác bất cứ hoạt động nào khác.
Từ đó làm tăng nguy cơ gây rối loạn chuyển hóa trong cơ thể và tăng nhiễm bệnh mãn tính như: tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim, đau thắt ngực, bệnh mạch vành…
Liên tục bị đau nhức
Người bị suy nhược thường có mức năng lượng thấp hoặc rơi vào trạng thái gần như không còn sức lực. Điều này làm cơ bắp xuất hiện nhiều tổn hại, hoạt động của xương khớp gặp vấn đề và những tác động tiêu cực đến tứ chi vận động.
Gây mất ngủ
Theo các chuyên gia, người bệnh suy nhược cơ thể gây suy giảm nồng độ hormone melatonin, làm rối loạn giấc ngủ. Ngoài ra, chức năng cơ xương khớp xảy ra các vấn đề nên khó đi vào giấc ngủ và kéo theo trạng thái ít ngủ, ngủ không sâu giấc.
Chức năng sinh lý kém
Cơ thể mắc chứng suy nhược sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến việc sản sinh nội tiết tố của nam và nữ giới. Lưu lượng hormone biến động khiến chất lượng tinh trùng giảm sút và có hiện tượng xuất tinh sớm. Đối với nữ giới khi nội tiết tố rối loạn sẽ nảy sinh stress, lo âu kéo theo kỳ hành kinh không ổn định.
2. Suy nhược cơ thể có hại đến tinh thần
Suy nhược cơ thể có nguy hiểm không dựa trên trạng thái bệnh của mỗi người. Tuy nhiên căn bệnh này chi phối đến sức khỏe tinh thần của người bệnh như:
- Lo lắng quá mức: Tâm trạng thay đổi thất thường, suy nghĩ tiêu cực quá nhiều là những triệu chứng hay xảy ra ở những người bị suy nhược cơ thể. Phần lớn thời gian trong ngày người bệnh luôn trong trạng thái biến đổi cảm xúc, tinh thần bất an. Nếu không được khắc phục kịp thời thì vấn đề bất ổn về tinh thần này có thể gây ra hệ lụy là suy nhược thần kinh, stress kéo dài.
- Tâm lý bất ổn: Lúc thì bực tức, lúc thì vui mừng quá… đó là những vấn đề bất ổn tâm lý của người bệnh. Bệnh suy nhược cơ thể có thể khiến cho tâm trạng đi xuống nhanh chóng, cảm xúc khó quay trở về lúc bình thường và ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi của người bệnh.
3. Ảnh hưởng đến hệ thần kinh
Cơ thể thiếu sức sống, mệt mỏi làm cho sức khỏe hệ thần kinh của người bệnh bị thuyên giảm. Một số hậu quả mà người suy nhược dễ gặp phải liên quan đến hệ thần kinh gồm:
- Giảm khả năng tập trung: Suy nhược cơ thể làm giảm lưu lượng tuần hoàn máu não, tình trạng này khiến cho người bệnh mất khả năng tập trung hoặc hay bị đau đầu. Ngoài ra, người bệnh xuất hiện các dấu hiệu: hoa mắt, ù tai hoặc chóng mặt… khiến sự tập trung ngày càng bị giảm sút rõ rệt.
- Suy giảm trí nhớ: Người bệnh suy nhược cơ thể thường lúc nhớ lúc quên, lơ đễnh trong công việc hoặc học tập, không thể nhớ được sự việc dù mới xảy ra. Chứng suy nhược là một trong những lý do để căn bệnh mất trí nhớ hoặc chứng Alzheimer xuất hiện ở mỗi người.
4. Ngoại hình thay đổi tiêu cực
Không chỉ tác động trực tiếp vào hệ thống cơ quan bên trong cơ thể mà suy nhược cơ thể làm ngoại hình bên ngoài thay đổi tiêu cực. Một số dấu hiệu người phát triển trên da bạn có thể quan sát như:
- Xuất hiện nhiều nếp nhăn, da bị lão hóa: Điều này khiến cho người bệnh trông có vẻ già nua hơn so với tuổi, gương mặt kém tươi tắn, da yếu dần đi và dễ tổn thương. Ngoài ra suy nhược làm thay đổi nội tiết tố khiến bề mặt da dễ nổi mụn, thay đổi sắc tố.
- Người gầy yếu, xanh xao: Suy nhược cơ thể là giảm trọng lượng cơ thể nhanh chóng, khiến cho người bệnh trông gầy gò, ốm yếu và thiếu sức sống.
III - Cách cải thiện suy nhược cơ thể tránh nguy hại sức khỏe
Suy nhược cơ thể có nguy hiểm không căn cứ vào thời gian phát hiện và chữa trị bệnh thế nào. Vì thế để tránh tổn hại đến sức khỏe thì mọi người nên chú trọng đến các vấn đề sau:
1. Điều chỉnh thói quen ăn uống
Cơ thể được thu nạp nhiều dưỡng chất có lợi sẽ tăng khả năng miễn dịch giúp cải thiện thể trạng nhanh chóng. Người bệnh nên bỏ túi ngay cho mình một số thói quen ăn uống khoa học và lành mạnh như sau:
- Cân bằng nhóm chất trong bữa ăn hàng ngày: Tích cực gia tăng nhóm chất béo, chất đạm, tinh bột, vitamin cùng khoáng chất. Những chất dinh dưỡng này có mặt trong thực phẩm: thịt heo, thịt lợn, các loại cá, hải sản, rau xanh (rau dền, súp lơ xanh), đậu nành…
- Tăng cường ăn các món ăn lỏng: Để hỗ trợ tiêu hóa và ngăn ngừa các vấn đề tiêu hóa (táo bón, hội chứng ruột kích thích).
- Hạn chế ăn các món ăn không lành mạnh bất lợi với sức khỏe: Đồ ăn quá nhiều dầu mỡ, đồ ăn đóng hộp hoặc chế biến sẵn, đồ nướng, thực phẩm chưa được đun chín, món ăn quá cay hoặc quá mặn…
- Không ăn quá nhiều trong bữa ăn: Thay vào đó, bạn có thể phân phối lượng đồ ăn thành nhiều bữa để giảm bớt cảm giác nhàm chán trong lúc ăn uống. Đồng thời, ăn nhiều bữa trong ngày cũng giảm bớt gánh nặng cho hệ tiêu hóa, hỗ trợ quá trình hấp thu chất dinh dưỡng.
- Uống đủ nước: Hằng ngày cơ thể cần thu nạp từ 1.5 - 2 lít nước để tăng cường quá trình trao đổi chất, tạo ra nhiều năng lượng cho cơ thể.
2. Tăng cường rèn luyện cơ thể
Rèn luyện cơ thể, vận động thường xuyên là biện pháp không thể thiếu được giúp người bệnh thoát khỏi bệnh suy nhược cơ thể. Người bệnh có thể tham khảo các bài tập hoặc môn thể thao như: đi bộ, đánh cầu lông, tập yoga, đạp xe, tập thiền…
Vận động khoa học đảm bảo quá trình tuần hoàn máu, cải thiện tâm trạng và gia tăng khả năng cải thiện bệnh. Ngoài ra quá trình rèn luyện sẽ sản sinh hormone hạnh phúc giúp tinh thần phấn chấn, tái tạo năng lượng tích cực cho cơ thể.
Vì thế mỗi ngày bạn dành khoảng 30 phút để vận động để rèn luyện thể chất và cải thiện tâm trạng. Khi thực hiện luyện tập nên chọn hình thức phù hợp với sức khỏe để phát huy tác dụng tốt nhất.
3. Dùng thuốc điều trị suy nhược cơ thể
Hiện nay trên thị trường có nhiều dòng thuốc để chấm dứt hội chứng suy nhược cơ thể cho người bệnh. Dựa theo nhu cầu và hiện trạng mà người bệnh có thể dùng thuốc Đông y hoặc Tây y:
3.1 Dùng thuốc Tây
Suy nhược cơ thể có nguy hiểm không phụ thuộc vào nguyên nhân khởi phát bệnh. Tuy nhiên khi bị hư nhược bạn không nên chủ quan mà cần thăm khám để đưa ra cách khắc phục hiệu quả. Vì thế dựa vào lý do gây bệnh mà bác sĩ kê một số loại thuốc điển hình như:
- Thuốc chống trầm cảm: Fluoxetine, venlafaxine, clomipramine…
- Thuốc an thần: Diazepam, phenobarbital, zolpidem…
- Thuốc giảm đau: Paracetamol, aspirin, diclofenac…
Đơn thuốc Tây chỉ chữa được triệu chứng suy nhược cơ thể mà không giải quyết được lý do gây bệnh. Ngoài ra, thuốc Tây chỉ có tác dụng tạm thời nên khi dừng thuốc thì các triệu chứng bệnh vẫn có thể quay trở lại. Mặt khác uống thuốc Tây quá nhiều dễ gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hại cho sức khỏe.
Do vậy chỉ dựa vào việc điều trị bằng thuốc Tây thì bệnh khó có thể cải thiện dứt điểm và khá tốn kém về thời gian và tiền bạc.
3.2 Dùng Đông y để điều trị suy nhược cơ thể
Hiện nay, Đông y là giải pháp tốt nhất để khắc phục suy nhược cơ thể, giải quyết nhiều nhược điểm của các biện pháp khác.
Theo quan điểm của Đông y, suy nhược cơ thể có nguồn gốc sâu xa là do cơ địa suy yếu và yếu tố này sẽ quyết định mức độ nặng hay nhẹ của tình trạng bệnh. Dễ hiểu khi cùng một môi trường sống, chế độ dinh dưỡng hoặc sinh hoạt, làm việc giống nhau nhưng sẽ có người bị suy nhược cơ thể và có người không mắc bệnh.
Vì vậy lý do chính gây hư nhược là do cơ địa yếu, dễ nhạy cảm với nhân tố bên ngoài và tăng nguy cơ nhiễm bệnh hơn người có cơ địa khỏe mạnh. Vì vậy để điều trị suy nhược cơ thể bền vững, không còn tái phát thì phải nâng cao và cải thiện cơ địa cho người bệnh.
Hiện nay chỉ duy nhất Viên Suy Nhược Ngự Y Mật Phương - Đông Y Thế Hệ 2 mới có thể làm được điều đó. Đây là sản phẩm độc quyền của Dược phẩm Nhất Nhất giúp xóa tan mọi nhược điểm của các biện pháp thông thường.
Viên Suy Nhược Ngự Y Mật Phương - Đông Y Thế Hệ 2 tác động cơ địa cho người bệnh theo cơ chế toàn diện:
- Nâng cao cơ địa, hỗ trợ tăng cường sức đề kháng do suy nhược cơ thể.
- Bồi bổ khí huyết, dưỡng tâm an thần.
- Tái lập cân bằng âm dương, hạn chế suy nhược tái phát nhiều lần.
Sản phẩm ngoài tác động tới gốc rễ chứng suy nhược mà còn nâng cao thể trạng, ổn định tinh thần hiệu quả. Sản phẩm được các chuyên gia đánh giá,người bệnh đánh giá cao đồng thời xứng đáng là sản phẩm hàng đầu trong hỗ trợ điều trị suy nhược cơ thể.
Suy nhược cơ thể thật sự là “sát thủ thầm lặng” đối với sức khỏe của con người, nếu không được can thiệp kịp thời thì sẽ gây ra hàng loạt hệ lụy nguy hiểm. Hy vọng rằng thông qua bài viết trên đã giúp bạn hiểu được suy nhược cơ thể có nguy hiểm không và biện pháp cải thiện nhanh chóng nhé!