Kết cục sắc lệnh cấm nhập cư của ông Trump phụ thuộc vào ai?
Vụ kiện do Tổng chưởng lý bang Washington Bob Ferguson phát động với sự ủng hộ của bang Minnesota. Chính quyền Tổng thống Trump đang yêu cầu Tòa phúc thẩm ở San Francisco bác phán quyết này.
Sắc lệnh ảnh hưởng đến du khách, sinh viên, người nhập cư và người tị nạn của ông Trump bị đóng băng tạm thời sau phán quyết của thẩm phán James Robart (ở TP Seattle, bang Washington) hôm 2/2.
Vụ kiện do Tổng chưởng lý bang Washington Bob Ferguson phát động với sự ủng hộ của bang Minnesota. Chính quyền Tổng thống Trump đang yêu cầu Tòa phúc thẩm ở San Francisco bác phán quyết của ông Robart.
Hôm 5/2, Tòa phúc thẩm đã bác yêu cầu của Bộ Tư pháp Mỹ về việc khôi phục lập tức sắc lệnh do Tổng thống Trump đưa ra. Tòa này cũng cho bang Washington và Minnesota hạn chót là sáng 6/2 (giờ địa phương) để trình lập luận trong khi thời hạn của Bộ Tư pháp Mỹ là vào 15 giờ cùng ngày (giờ địa phương). Bên thua kiện có thể khiếu nại lên Tòa án Tối cao.
Ông Trump đang gặp khó khắn với động thái ngăn chặn người Hồi giáo ồ ạt vào Mỹ. Ảnh: Internet
Tòa phúc thẩm có thể ra quyết định bất cứ lúc nào sau hạn chót trên và bên thua có thể nhanh chóng đẩy vụ việc lên Tòa án Tối cao, theo trang Bloomberg. Để đảo ngược quyết định của thẩm phán Robart, phải cần 5/8 thẩm phán bỏ phiếu thuận.
Trong trường hợp Tòa phúc thẩm không "nghiêng về" sắc lệnh của ông Trump, GS Kathleen Kim tại Trường Luật Loyola, TP Los Angeles, nhận định tòa tối cao có thể sẽ không tiếp nhận đơn kháng cáo của bên thua cuộc.
Trong một diễn biến có liên quan đến vụ việc, tổng cộng 97 công ty và tập đoàn công nghệ đệ đơn vào đêm 5/2 lên Tòa án Mỹ, tuyên bố sắc lệnh hành pháp về vấn đề nhập cư của ông Trump "vi phạm luật nhập cư và Hiến pháp Mỹ".
Biểu tình phản đối sắc lệnh di trú của ông Trump. Ảnh: Getty
Apple, Facebook, Twitter, Netflix, Uber... đều khẳng định lệnh cấm nhập cư đối với 7 quốc gia Hồi giáo của ông Trump "gây ra sự thay đổi đột xuất đối với quy định nhập cảnh và thiệt hại đáng kể cho các công ty của Mỹ".
Đây được coi là động thái mới nhất của các tập đoàn công nghệ Mỹ nhằm phản đối sắc lệnh hành pháp ngày 27/1 của tân Tổng thống Trump. "Người nhập cư tạo ra nhiều điều mới mẻ và tuyệt vời nhất, họ cũng góp phần tạo nên những công ty sáng tạo và mang tính biểu tượng cho đất nước này", các công ty viết trong đơn kiến nghị.
Xem thêm bài phát biểu thắng cử của ông Donald Trump. Nguồn: CBS News