Top 5 cách chữa trào ngược dạ dày bằng gừng hiệu quả, dễ thực hiện
Chữa trào ngược dạ dày bằng gừng là phương pháp dân gian đề điều trị chứng bệnh trào ngược an toàn, hiệu quả. Gừng là nguyên liệu rẻ, dễ kiếm và chứa các hoạt chất có lợi cho dạ dày nên không gây biến chứng nguy hiểm. Bài viết dưới đây hãy cùng chúng tôi khám phá những mẹo chữa trào ngược bằng gừng tốt nhất.
I - Trào ngược dạ dày có nên uống nước gừng không?
Theo Đông y, gừng thuộc nhóm vị cay, tính nóng nên với liều lượng nhỏ gừng đã có vai trò như một hoạt chất kháng viêm cho toàn bộ cơ thể. Dưỡng chất từ gừng là chất chống oxy hóa và tránh lượng axit đẩy ngược ngược lên thực quản tốt nhất.
Vì vậy uống gừng hằng ngày là cách giảm chứng trào ngược dạ dày thực quản nhanh chóng, an toàn toàn. Ngoài ra, gừng hành khí tán hàn giúp làm dịu cơn đau thượng vị và cảm giác đầy bụng, buồn nôn, ợ hơi, khó tiêu.
Dưới góc nhìn y học hiện đại, chữa trào ngược dạ dày bằng gừng đạt kết quả tốt nhờ các chất sau:
- Gingerol: Giúp ngăn ngừa prostaglandin - chất trung gian hóa học từ đó giúp làm giảm các cơn đau trào ngược dạ dày.
- Terpenoid: Là chất giúp tiêu diệt vi khuẩn, hạn chế mở rộng hoạt động của vi khuẩn HP, góp phần giảm căng thẳng, cải thiện cơn đau dạ dày.
- Oleoresin: Kháng viêm, giảm cơn đau và biển hiện trào ngược dạ dày.
- Các hợp chất phenolic: Bao gồm shogaol và panadol giúp giảm kích ứng đường tiêu hóa và co thắt dạ dày. Điều đó có nghĩa gừng sẽ làm giảm khả năng axit chảy từ dạ dày trở lại thực quản.
Dựa trên nghiên cứu của Đông y và Tây y thì gừng có tác dụng giảm viêm, giảm hiện tượng axit trào ngược lên thực quản nhanh. Tuy nhiên hoạt chất có trong gừng tạo nên phản ứng khác nhau dựa trên cơ địa khách hàng. Do đó bạn cần sử dụng đúng liều lượng và lắng nghe ý kiến tư vấn từ đội ngũ bác sĩ.
II - Mẹo chữa trị trào ngược axit dạ dày bằng gừng tốt nhất
Hiện nay mẹo chữa trào ngược dạ dày bằng gừng như hãm trà hay kết hợp kèm các nguyên liệu khác được đánh giá cao… Mỗi phương pháp được thực hiện theo trình tự khoa học để nâng cao hiệu quả điều trị. Người bị trào ngược dạ dày hãy vận dụng 1 trong 5 cách dưới đây:
1. Chữa trào ngược dạ dày bằng ngậm gừng tươi
Trị trào ngược dạ dày bằng gừng thực hiện nhanh chóng, phù hợp khi xảy ra cảm giác buồn nôn. Trường hợp những bạn đi tàu xe bị say nên mang theo để chống lại các triệu chứng buồn nôn, chóng mặt.
Người bệnh chuẩn bị gừng làm sạch vỏ, rửa sạch rồi ngậm hoặc nhai trực tiếp gừng. Sau đó khoảng một vài phút ngậm gừng bạn sẽ thấy cơn trào ngược giảm đáng kể.
Các tinh chất từ gừng tiết ra nhanh, thẩm thấu xuống cổ họng, thấm vào dạ dày. Từ đó thuyên giảm triệu chứng buồn nôn và ngăn ngừa acid trào ngược lên thực quản.
2. Trà gừng trị trào ngược dạ dày
Trào ngược dạ dày có nên uống trà gừng không? Theo chuyên gia, trà gừng trị trào ngược hiệu quả, dễ thực hiện nên được áp dụng rộng rãi. Thực hiện chữa trào ngược dạ dày bằng gừng theo phương pháp hàm trà được tiến hành cụ thể như sau:
Chuẩn bị:
- Gừng tươi.
- Nước lọc.
- Đường tinh luyện hoặc mật ong.
Các bước thực hiện cơ bản:
- Gừng tươi rửa sạch bùn đất, cạo vỏ sau đó thái mỏng hoặc làm nát.
- Đặt gừng vào cốc rồi đổ nước sôi khoảng 80 - 90 độ hãm trong 7 phút.
- Cho đường hoặc mật ong vào nước trà để dễ sử dụng.
- Uống trà khi còn ấm và nhấp từng ngụm để dưỡng chất thấm sâu đến niêm mạc dạ dày.
Ngoài việc hãm trà thì các bạn có thể đun sôi gừng trong nước nóng gới hiệu quả cũng tương tự. Những người thường xuyên khó chịu với những cơn đau dạ dày, uống một cốc trà gừng nóng giúp giảm nhanh tình trạng quặn thắt.
Bạn nên uống khi trà còn ấm và uống trước mỗi bữa ăn để tình trạng buồn nôn, ợ nóng ợ chua, khó tiêu. Nếu không kiếm được gừng tươi thì các bạn có thể mua trà gừng túi lọc để thay đổi vừa tiện lợi lại tiết kiệm thời gian.
3. Cách làm gừng ngâm giấm chữa trào ngược dạ dày
Chữa trào ngược dạ dày bằng gừng ngâm giấm đạt hiệu quả cao trong việc kiểm soát nồng độ axit từ dạ dày. Trong giấm có chứa axit axetic, axit lactic và các lợi khuẩn khác giúp trung hòa các dịch vị axit trong dạ dày. Từ đó các dấu hiệu điển hình như đầy hơi, khó tiêu, ợ nóng, ợ chua thuyên giảm nhanh chóng.
Ngâm giấm cùng gừng còn tiến hành điều hòa tỳ vị giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru. Hỗn hợp góp phần loại bỏ chứng chán ăn, khó tiêu, hỗ trợ dạ dày cân bằng pH hiệu quả. Người bệnh hằng ngày nên thực hiện ăn 3 - 4 miếng gừng ngâm giấm để thấy chuyển biến tích cực.
Nguyên liệu:
- Chuẩn bị một vài củ gừng tươi.
- 200 - 250ml giấm thường hoặc giấm táo
- 50 - 100g đường tinh luyện trắng (tùy thuộc vào khẩu vị của từng người).
- 1 bình thủy tinh rửa sạch.
Cách thực hiện đơn giản như sau:
- Rửa sạch gừng, cạo vỏ rồi cho vào nước muối loãng từ 5 - 10 phút.
- Cho gừng để khô nước rồi thái thành từng miếng có kích thước khoảng 1mm.
- Lần lượt đặt gừng vào bình đã chuẩn bị rồi cho nước giấm vào sau đó đóng nắp kín.
- Ngâm gừng trong vòng vài ngày có thể lấy ra sử dụng bình thường.
- Ăn gừng ngâm giấm vào buổi sáng - thời gian hệ tiêu hóa hoạt động tốt giúp đẩy nhanh tốc độ lưu thông máu.
Ăn gừng ngâm giấm khoa học bạn sẽ thấy các biểu hiện điển hình của bệnh trào ngược dạ dày được cải thiện rõ rệt.
4. Gừng ngâm mật ong chữa trào ngược dạ dày
Chữa trào ngược dạ dày bằng gừng ngâm mật ong là cách được nhiều vị danh y thời xưa dùng cho những bệnh nhân.
Mật ong là nguyên liệu thiên nhiên giàu chất chống oxy hóa nhằm ngăn ngừa tổn thương ở đường tiêu hóa. Ngoài ra ra kết cấu của mật ong có khả năng giảm tính axit, chặn đứng bệnh trào ngược hiệu quả lâu dài.
Các hoạt chất từ gừng cùng mật ong sẽ làm tăng hiệu quả chữa chứng trào ngược, giảm nhẹ chứng viêm dạ dày mang lại lợi ích cho hệ tiêu hóa.
Nguyên liệu:
- Gừng tươi có nhiều nhánh nhỏ, nâu sẫm, có mùi thơm nồng.
- Mật ong từ phấn hoa nguyên chất.
Các bước thực hiện cụ thể:
- Rửa sạch gừng sau đó cạo vỏ, thái thành từng miếng.
- Đặt gừng vào lọ rồi tiến hành cho mật ong vào đậy nắp kín đến khi gừng ngả màu.
- Bảo quản gừng ngâm ở nơi khô, thoáng mát để sử dụng lâu dài.
- Nhâm nhi vài lát gừng ngâm mật ong sau mỗi bữa ăn khoảng từ 20 - 30 phút, bạn sẽ thấy các triệu chứng trào ngược dạ dày được cải thiện rõ rệt.
Lưu ý: Độ ngọt của mật ong gây ảnh hưởng không tốt cho lượng đường trong máu. Vì vậy người bị tiểu đường, người hay đầy bụng, tiêu chảy nên thận trọng khi sử dụng.
5. Dùng gừng với các món ăn hằng ngày
Cách đơn giản hơn các công thức chế biến trên, đó là thêm gia vị gừng vào trong những món ăn thường ngày.
Thành phần gừng sẽ quyện trong từng món ăn giúp tăng hương vị và cải thiện cảm giác thèm ăn. Một số món ăn ngon dùng gừng tươi như các món cá hấp gừng, bò xào, gà hầm/ luộc, gà kho gừng, chè gừng, nấu cháo, nước sấu ngâm gừng…
Gừng mang đến hương vị độc đáo cho mỗi món ăn mà còn điều trị trào ngược dạ dày, người hay bị mệt mỏi, cảm cúm, thấp khớp hiệu quả.
III - Áp dụng mẹo chữa trào ngược dạ dày bằng gừng cần chú ý gì?
Những mẹo trị trào ngược dạ dày bằng gừng hiệu quả có thể thực hiện dễ dàng tại nhà. Tuy nhiên người bệnh khi sử dụng gừng hãy lưu ý đến các vấn đề sau:
- Cân nhắc mức độ của triệu chứng trào ngược để lựa chọn phương thức chế biến phù hợp.
- Trị trào ngược dạ dày bằng gừng là phương pháp thiên nhiên nên cần kiên trì thực hiện đều đặn từ 1 - 3 tháng để thấy hiệu quả.
- Các nguyên liệu gừng, mật ong cần chọn lựa cẩn thận, nguồn gốc uy tín thì bài thuốc mới phát huy hiệu quả.
- Phụ nữ mang bầu, người bị các bệnh tim mạch, đái tháo đường, người hay bị xuất huyết, huyết áp… trước khi dùng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
- Cần thực hiện theo đúng công thức, chú ý về cách bảo quản cẩn thận để dùng được lâu dài.
- Dùng gừng với mức độ cân đối, người bệnh nên chia nhỏ gừng bằng cách tăng số lần uống trong ngày.
Trên thực tế cách chữa trào ngược dạ dày bằng gừng cần nhiều thời gian mới phát huy tác dụng. Ngoài ra gừng chỉ có nhiệm vụ hỗ trợ cải thiện nên phù hợp với những người ở giai đoạn bệnh mới khởi phát.
Trường hợp người bị trào ngược dạ dày lâu năm cần phải có một phương pháp điều trị chủ đạo. Đây là cách tốt nhất để hạn chế tình trạng tái đi tái lại dẫn tới biến chứng nguy hiểm.
Cách chữa trào ngược dạ dày bằng gừng giúp người bệnh có chuyển biến tích cực trong quá trình điều trị. Tuy nhiên để chứng trào ngược không tái phát và trở nặng, mọi người cần kết hợp các phương pháp khác cải thiện tình trạng. Khi kết hợp các phương pháp cần thực hiện khoa học, đúng trình tự để đạt hiệu quả như mong muốn.