Tổng hợp 5 cách tăng sức đề kháng cho cơ thể khỏe mạnh hơn

30-05-2022 16:26:45

Sức đề kháng là khả năng phòng vệ của cơ thể trước sự xâm nhập và tấn công của các tác nhân bên ngoài. Tìm cách tăng sức đề kháng cho cơ thể là vấn đề được nhiều người quan tâm đặc biệt.

Tìm cách tăng sức đề kháng cho cơ thể là vấn đề được nhiều người quan tâm

Sức đề kháng là gì? Mối liên quan giữa sức đề kháng và hệ thống miễn dịch

Sức đề kháng của cơ thể là khả năng phòng vệ và chống lại các tác nhân xâm nhập gây bệnh. Khi sức đề kháng bị suy yếu thì hệ thống miễn dịch cũng bị suy giảm. Tăng cường hệ thống miễn dịch chính là tăng cường sức đề kháng.

Hệ thống miễn dịch là hệ thống phòng thủ tự nhiên của cơ thể. Đó là một mạng lưới phức tạp của các tế bào, mô và các cơ quan kết hợp với nhau để chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, vi nấm… có khả năng gây bệnh. Hệ miễn dịch nằm rải rác khắp nơi trong cơ thể, bao gồm:

  • Amidan cổ họng
  • Hệ thống tiêu hóa
  • Tủy xương
  • Da
  • Hạch bạch huyết
  • Lá lách
  • Niêm mạc mỏng bên trong mũi, họng và bộ phận sinh dục

Việc phân bố rải rác ở nhiều vị trí giúp hệ miễn dịch hình thành và lưu trữ các tế bào, cũng như duy trì hoạt động liên tục nhằm giữ cho toàn bộ cơ thể luôn khỏe mạnh.

Hệ miễn dịch là hệ thống phòng thủ được phân bố rải rác khắp cơ thể

Vì sao phải tăng cường sức đề kháng cho cơ thể?

Con người được sinh ra với một mức độ hệ miễn dịch và sức đề kháng nhất định và sẽ cải thiện dần theo thời gian. Khi trẻ em mắc các bệnh cảm vặt, hệ thống miễn dịch sẽ tạo ra một "ngân hàng" kháng thể trong lần đầu tiên tiếp xúc với căn bệnh và hình thành khả năng chống lại chúng trong tương lai. Đưa những mầm bệnh đã được làm yếu vào trong cơ thể nhằm tạo điều kiện cho hệ miễn dịch chiến thắng, tạo ra kháng thể và ngăn chặn bệnh tái phát cũng chính là cách mà vắc xin hoạt động.

Tuy nhiên, hệ miễn dịch cũng như sức đề kháng sẽ trở nên kém hiệu quả hơn khi già đi hoặc khi mắc nhiều bệnh khiến sức khỏe giảm sút. Giảm sức đề kháng kéo theo suy giảm miễn dịch khiến cơ thể ngày càng suy yếu và dễ mắc bệnh. Do vậy, việc chủ động tăng cường sức đề kháng sẽ giúp cơ thể có khả năng chống lại bệnh tật, để khỏe mạnh hơn.

Sức đề kháng tốt giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh hiệu quả

Dấu hiệu suy giảm sức đề kháng

Những biểu hiện cho thấy sức đề kháng suy giảm là:

  • Các vấn đề về hệ tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, tiêu chảy…
  • Các vấn đề về nhiễm trùng như mắt đỏ, viêm tai, viêm xoang, nhiệt miệng, cảm lạnh, viêm nướu, viêm phổi, nhiễm trùng nấm men.
  • Vết thương lâu lành
  • Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi

Nếu có các triệu chứng trên, bạn nên đi khám. Thông qua thăm khám, bác sĩ có thể biết được tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn và đưa ra biện pháp khắc phục phù hợp.

Tăng sức đề kháng bằng cách nào?

1. Dinh dưỡng hợp lý

Để tăng cường sức khỏe giúp tăng cường sức đề kháng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia đưa ra lời khuyên dinh dưỡng theo công thức 4-5-1, theo đó:

  • Chế độ ăn cân đối gồm 4 yếu tố: Cân đối về lipid giữa lipid động vật và lipid thực vật; Cân đối về vitamin và chất khoáng; Cân đối 3 chất sinh năng lượng trong chế độ ăn (protein, lipid và carbohydrate); Cân đối về protein (giữa đạm động vật và đạm thực vật).
  • Có ít nhất 5 nhóm thực phẩm trong 8 nhóm: Nhóm lương thực (gạo, bột mì); Nhóm sữa và các sản phẩm từ sữa; Nhóm dầu ăn và mỡ các loại; Nhóm rau, củ, quả; Nhóm thịt, cá và hải sản; Nhóm trứng và các sản phẩm từ trứng; Nhóm các loại hạt; Nhóm rau, củ màu vàng, da cam, rau xanh thẫm.
  • Dinh dưỡng 1 ngày phải cân đối an toàn: Một bữa ăn hoặc dinh dưỡng một ngày cần sự hài hòa giữa các nhóm chất và thực phẩm. Ngoài ra, các gia đình cũng cần chú ý bảo quản thức ăn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Chế độ ăn hợp lý giúp tăng sức đề kháng

2. Tập luyện đúng cách

Tập luyện thể dục thường xuyên thúc đẩy quá trình bài tiết mồ hôi trong cơ thể, đẩy nhanh quá trình trao đổi chất và là cách tăng sức đề kháng cơ thể hiệu quả.

Nếu bạn không có quá nhiều thời gian, có thể tập thể dục nhẹ nhàng như chạy bộ, đi bộ nhanh 30 phút hoặc đạp xe…

Chạy bộ giúp giải phóng hormon endorphin giảm căng thẳng

3. Tăng chất lượng giấc ngủ

Rất nhiều nghiên cứu đã nói về lợi ích của giấc ngủ ngon. Các nhà nghiên cứu người Đức cũng phát hiện thêm rằng giấc ngủ ngon còn giúp cải thiện chức năng của các tế bào T. Tế bào T là một loại tế bào miễn dịch, chống lại các mầm bệnh nội bào như các tế bào bị nhiễm virus như cúm, virus HIV, herpes và tế bào ung thư.

4. Kiểm soát căng thẳng, stress

Trong cuộc sống, căng thẳng (stress) là điều không tránh khỏi, nhưng nếu căng thẳng kéo dài hoặc thường xuyên sẽ gây hại cho sức khỏe vì gây ra những rối loạn hormone trong cơ thể, suy yếu hệ miễn dịch, tạo điều kiện thuận lợi cho virus tấn công. Do vậy, kiểm soát căng thẳng là cách tăng sức đề kháng cho cơ thể, chống lại bệnh tật.

Có rất nhiều cách để kiểm soát căng thẳng như ngồi thiền, trò chuyện với những người xung quanh, nghe nhạc, nghĩ về những chuyện vui…

Vui vẻ không áp lực là cách thức tăng cường sức đề kháng hữu hiệu

5. Sử dụng sản phẩm giúp tăng đề kháng

Ngoài các biện pháp kể trên, để tăng sức đề kháng cho cơ thể, xu hướng mới hiện nay là sử dụng các sản phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

Tuy nhiên mỗi người nên tìm hiểu kỹ thông tin trước khi sử dụng các sản phẩm này. Lưu ý lựa chọn các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được sản xuất từ các công ty uy tín, tránh mua hàng trôi nổi không rõ nguồn gốc sẽ lợi bất cập hại.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

TĂNG ĐỀ KHÁNG NHẤT NHẤT

- Hỗ trợ bồi bổ khí huyết, hoạt huyết

- Hỗ trợ tăng cường sức đề kháng

- Hỗ trợ giảm triệu chứng do cảm cúm

Sản xuất tại: Công ty TNHH Dược phẩm Nhất Nhất

DS Hải Nguyên
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại //