Tình trạng đau đầu – Hỏi đáp cùng bác sĩ

15-11-2024 08:37:19

Bác sĩ Zhao Yi Jing, Chuyên khoa nội thần kinh tại Mount Elizabeth Singapore (MEH), sẽ giải đáp các câu hỏi về chứng đau đầu và chứng đau nửa đầu.

Bác sĩ Zhao:

Triệu chứng hào quang thị giác trong đau nửa đầu có thể gây ra các vấn đề rối loạn thị giác trước hoặc trong khi cơn đau nửa đầu bộc phát. Tuy nhiên, hiếm khi các triệu chứng thị giác xuất hiện mà không kèm theo nhức đầu nên tôi khuyên bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa để điều trị tình trạng của mình.

Bác sĩ Zhao Yi Jing, Chuyên khoa nội thần kinh tại Mount Elizabeth Singapore

Hỏi: Đau nửa đầu mạch máu là gì? Bệnh này có gây đau đầu khi đứng dậy khỏi giường hoặc quay đầu khi nằm trên gối không?

Bác sĩ Zhao:

Tôi chưa từng nghe đến thuật ngữ "đau nửa đầu mạch máu" và cụm từ này dường như không còn thông dụng trong thời điểm hiện tại. Đối với chứng đau nửa đầu, tình trạng này thường gây ra cảm giác đau nhói lên khi cơn đau đầu bộc phát, và cơn đau sẽ càng nghiêm trọng hơn khi hoạt động thể chất hoặc di chuyển. Hy vọng thông tin này hữu ích!

Hỏi: Đói bụng hoặc lượng đường trong máu thấp có thể gây đau đầu không? Tư thế ngủ xấu có thể gây đau đầu không? Việc thường xuyên mát-xa đầu, cổ và vai có cải thiện các cơn đau đầu?

Bác sĩ Zhao: Mỗi người sẽ có nguyên nhân gây ra các cơn đau đầu khác nhau và bệnh nhân có thể tìm ra vấn đề khi theo dõi tình trạng đau đầu xuất hiện trong sinh hoạt hằng hằng ngày.  Ghi chép lại thời điểm xuất hiện cơn đau đầu sẽ giúp xác định các tác nhân gây ra đau đầu. Hiện chưa có bằng chứng khoa học cho thấy việc mát-xa đầu và cổ có thể giúp giảm thiểu các cơn đau đầu. Tuy nhiên, chúng ta vẫn cần lưu ý tránh để cơ thể bị kích thích làm đau đầu bộc phát, uống đủ nước, ăn đúng giờ, tập thể dục và hạn chế căng thẳng là những biện pháp đơn giản để xoa dịu cơn đau đầu.

Hỏi: Tôi thường bị đau đầu mỗi khi căng thẳng hoặc ngủ ít. Đầu tiên là chóng mặt, sau đó bắt đầu cảm thấy đau gần thái dương và cơn đau lan xuống một bên mũi. Cơn đau đầu kéo dài khoảng 12 giờ và cho đến khi tôi dùng thuốc thì cơn đau mới biến mất. Tôi có cần khám bác sĩ không và cần làm những xét nghiệm nào? 

Bác sĩ Zhao:

Căng thẳng và mất ngủ là những tác nhân phổ biến gây ra chứng đau đầu nguyên phát như đau đầu do căng thẳng hoặc đau nửa đầu. Tôi thường đề nghị bệnh nhân đi khám bác sĩ nếu bệnh nhân cảm thấy tình trạng đau đầu nguyên phát đang ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc hằng ngày. Bác sĩ sẽ đánh giá lâm sàng dựa trên tiền sử bệnh và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân trước khi quyết định xem có cần phải làm thêm kiểm tra hay không. Có nhiều loại thuốc giảm đau có thể dùng để giảm đau đầu. Các loại thuốc thông thường có thể dễ dàng tìm mua và không cần toa thuốc. Tuy nhiên, thuốc giảm đau loại mạnh và đặc hiệu hơn sẽ cần có đơn thuốc của bác sĩ để mua thuốc.

Hỏi: Tôi bị đau đầu/đau nửa đầu khoảng 1-3 lần mỗi tuần. Mức độ đau có thể từ 4 đến 7 (trên thang điểm 10). Tình trạng này đã kéo dài khoảng hơn 1 năm. Tôi hiểu rằng đau đầu có thể do căng thẳng gây ra. Liệu nguyên nhân còn bởi vì bị căng cơ/đau cổ không? Tôi đã cố gắng cải thiện tư thế, thói quen ngủ… nhưng không cải thiện được nhiều. Liệu việc đi nắn xương có giúp ích không?

Bác sĩ Zhao:

Bệnh đau nửa đầu thường liên quan đến tình trạng đau cổ trước/và trong khi cơn đau đầu bộc phát. Tuy nhiên, chúng ta cũng có một tình trạng riêng biệt gọi là “đau đầu do cổ vai gáy”, là chứng đau đầu liên quan đến các bệnh lý vùng cổ. Tôi khuyên bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được đánh giá nguyên nhân chính xác. Đối với chứng đau nửa đầu, việc thay đổi thói quen sinh hoạt như uống đủ nước, ăn đúng giờ, hạn chế căng thẳng và các tác nhân kích thích đau đầu, duy trì lối sống lành mạnh chắc chắn có thể giúp cải thiện tình trạng bệnh. Thật không may là hiện tại không có bằng chứng khoa học nào cho thấy nắn bóp xương có thể điều trị chứng đau nửa đầu.

Hỏi: Tôi bắt đầu bị đau nửa đầu khi 32 tuổi. Cơn đau xuất hiện mỗi tháng trước hoặc sau kỳ kinh nguyệt của tôi và kéo dài trong 3-4 ngày, cơn đau đầu nằm ở bên phải và tôi còn bị nôn mửa dữ dội. Khi 40 tuổi, cơn đầu chỉ xuất hiện theo từng đợt, cơn đau chủ yếu khi tan làm hoặc 1 ngày sau khi đi máy bay. Khi 50 tuổi, giai đoạn mãn kinh, tình trạng có cải thiện hơn trước, cứ 2-3 tháng thì bị đau đầu một lần. Hiện tại tôi đã 55 tuổi, trong vòng 2 năm nay, cơn đau đầu thường xuất hiện ở vùng quanh hốc mắt và tôi cần dùng thuốc giảm đau để xoa dịu tình trạng.

Bác sĩ Zhao:

Đúng là chứng đau nửa đầu có thể do thay đổi nội tiết tố gây ra. Các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mắc chứng đau nửa đầu ở phụ nữ tăng lên khi có kinh nguyệt và giảm đi sau khi mãn kinh. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người đều hết đau nửa đầu sau khi mãn kinh, cơn đau nửa đầu đôi khi vẫn sẽ bộc phát. Mặc dù chứng đau nửa đầu không thể chữa khỏi nhưng có thể kiểm soát được bằng cách xác định các tác nhân gây đau đầu và thay đổi thói quen sinh hoạt lành mạnh. Nếu cơn đau đầu vẫn ảnh hưởng đến cuộc sống, tôi khuyên bạn nên điều trị y tế để kiểm soát cơn đau.

Bác sĩ Zhao Yi Jing, Chuyên khoa nội thần kinh tại Mount Elizabeth Singapore đang tư vấn cho người bệnh

Hỏi: Tại sao chúng ta bị đau đầu do nắng mặt trời? Vì tình trạng này làm tôi không thể đi bộ vào buổi trưa chiều?

Bác sĩ Zhao: Tùy thuộc vào nguyên nhân gây đau đầu, đau đầu nguyên phát như đau đầu do căng thẳng và đau nửa đầu có thể do thay đổi nhiệt độ đột ngột gây ra. Đây là tác nhân tương đối phổ biến ở Singapore vì đây là quốc gia thường xuyên nắng nóng. Tôi khuyên những bệnh nhân gặp phải vấn đề này nên đội mũ hoặc mang theo ô khi đi ra ngoài trời nắng nóng.

Hỏi: Con trai 11 tuổi của tôi thường xuyên bị đau nửa đầu kèm triệu chứng nôn mửa, mệt mỏi. Tôi cũng có tiền sử đau nửa đầu từ khi còn nhỏ. Vậy bệnh có di truyền không? Cần điều trị  không dùng thuốc cho trẻ thế nào? 

Bác sĩ Zhao:

Bệnh đau nửa đầu có xu hướng di truyền trong gia đình, đặc biệt là ở những người họ hàng cấp độ một có tiền sử đau nửa đầu trong gia đình, đây là một trong những yếu tố mà chúng tôi đánh giá trong quá trình tham vấn lâm sàng. Điều trị bằng thuốc thường không được các bậc cha mẹ ủng hộ. Nếu chứng đau nửa đầu được chẩn đoán chính thức ở bệnh nhi, chúng tôi thường khuyên nên xác định nguyên nhân gây đau đầu và thay đổi lối sống trong quá trình điều trị chứng đau nửa đầu. Thay đổi thói quen sinh hoạt bao gồm ăn uống lành mạnh cân bằng, uống đủ nước, ngủ đủ giấc. Có thể ghi chép thời điểm trẻ bị đau đầu để xác định các nguyên nhân gây đau đầu và tìm cách phòng tránh.

Hỏi: Trong tháng vừa qua tôi bị đau, căng cứng ở vùng cổ bên phải, cơn đau lan sang vai phải và chuyển sang đau đầu, sau đó là nghẹt/chảy nước mũi. Tôi cũng cảm thấy cánh tay trái bị yếu đi, dễ bị tê ngay cả khi nằm xuống. Không chắc liệu những vấn đề này có liên quan đến đau đầu hay không. Mong bác sĩ có thể tư vấn phương pháp điều trị.

Bác sĩ Zhao: Có một tình trạng gọi là “đau đầu cổ vai gáy” sẽ gây đau vùng cổ và đau đầu cùng lúc. Tuy nhiên, các triệu chứng của bạn có vẻ phức tạp hơn và khó chẩn đoán nếu không có đánh giá lâm sàng. Tôi khuyên bạn nên đi khám bác sĩ để được đánh giá chính xác.

Bác sĩ Zhao Yi Jing, Chuyên gia nội thần kinh tại bệnh viện Mount Elizabeth Singapore, chuyên đánh giá, điều trị và phòng ngừa chứng đau đầu và đau nửa đầu. Bác sĩ Zhao là nhà nghiên cứu đại diện Singapore trong các thử nghiệm quốc tế và trong nước xoay quanh những liệu pháp mới điều trị chứng đau đầu. Bác sĩ cũng tham gia cố vấn y khoa về các phương pháp mới điều trị đau nửa đầu tại Singapore. Ngoài ra, bác sĩ Zhao còn có chuyên khoa sâu về các lĩnh vực thần kinh khác như: các vấn đề liên quan tới giấc ngủ, đột quỵ, bệnh Parkinson, động kinh, bệnh thần kinh vận động, chứng mất trí nhớ và các tình trạng thần kinh khác.

Box thông tin:

Để biết thêm chi tiết và nhận thông tin tư vấn từ bác sĩ Zhao Yi Jing, vui lòng liên hệ:

Văn phòng đại diện Tập đoàn Y tế Parkway tại Hà Nội

Tầng 5, số 110 Bà Triệu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Hotline: 0988 155 855 hoặc 084 308 3637

Email: info@parkway.com.vn 

FB page: https://www.facebook.com/parkwayhanoi

Châu Nguyễn
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại //