Tiêu chảy nên ăn gì, uống gì và tránh gì?
Dù tình trạng tiêu chảy mà bạn gặp phải chỉ xảy ra tức thời, do ngộ độc thực phẩm hay xảy ra thường xuyên do bệnh lý mạn tính như hội chứng ruột kích thích, thì chế độ ăn cũng sẽ ảnh hưởng đáng kể đến tình trạng bệnh. Vậy tiêu chảy nên ăn gì?
Tiêu chảy nên ăn gì?
Khi bạn bị tiêu chảy, thực phẩm mà bạn ăn hằng ngày có vai trò quan trọng giúp bạn phục hồi nhanh hơn. Đây là lý do mà nguyên tắc BRAT về thực phẩm ra đời.
BRAT là viết tắt của: “banana, rice, apple, toast” có nghĩa là “chuối, cơm, táo và bánh mì nướng”. Những thực phẩm này có đặc tính dịu nhẹ, dễ tiêu hóa và không kích ứng đường tiêu hóa. Hơn nữa, chúng còn giàu chất xơ, giúp tạo khuôn cho phân. Bạn có thể mở rộng nguyên tắc này với những loại thực phẩm sau:
- Ngũ cốc nấu chín: cơm trắng, cơm gạo lứt hay lúa mạch
- Bánh quy
- Nước ép táo
Khi bị tiêu chảy, nên chọn thực phẩm dễ tiêu hóa và không gây kích ứng
Tiêu chảy nên uống gì?
Bạn cũng cần bổ sung đầy đủ nước để tránh tình trạng mất nước do tiêu chảy hoặc nôn. Những loại đồ uống bạn nên lựa chọn đề bù nước bao gồm:
- Các loại nước hầm như: nước hầm gà, hầm bò nhưng cần loại bỏ hết phần chất béo.
- Nước dừa, nước bổ sung điện giải hoặc bổ sung đồng thời vitamin và điện giải. Tránh các loại đồ uống bổ sung quá nhiều đường.
- Các loại trà nhẹ và không chứa caffeine.
Bổ sung nước rất cần thiết khi bị tiêu chảy
Tiêu chảy nên tránh gì?
Khi bạn đang bị tiêu chảy hoặc vừa mới hồi phục sau những ngày tiêu chảy, có rất nhiều loại thực phẩm bạn cần tránh để không làm tình trạng bệnh nặng thêm hoặc tái trở lại. Những thực phẩm này bao gồm:
- Sữa và các sản phẩm từ sữa như: Sữa tươi, bơ, kem tươi, pho-mat, trà sữa,…
- Đồ chiên rán hoặc thực phẩm nhiều chất béo
- Đồ ăn cay nóng
- Đồ ăn chế biến sẵn, đặc biệt những loại thực phẩm có chất phụ gia
- Thịt lợn hoặc thịt bê
- Rau sống, hành, ngô
- Tất cả các loại trái cây có múi như: cam, bưởi, quýt,.. và một số loại trái cây khác như: dứa, nho, cherry,…
- Đồ uống chứa cồn, caffe hay đồ uống có ga
- Thực phẩn chứa chất tạo ngọt nhân tạo, bao gồm cả sorbitol
Cần tránh đồ ăn nhiều chất béo, cay nóng khi bị tiêu chảy
Điều trị tiêu chảy tại nhà
Phần lớn các trường hợp tiêu chảy đều đáp ứng tốt với những điều trị tại nhà như: thay đổi chế độ ăn, bổ sung nước và sử dụng các loại thuốc không kê đơn. Thuốc không kê đơn thường được sử dụng là thuốc cầm tiêu chảy.
Ngoài ra, men vi sinh (probiotics) nên được sử dụng sớm nhất có thể, ngay từ lúc bắt đầu có biểu hiện tiêu chảy nhằm ngăn ngừa những tiến triển nặng của bệnh. Trong các loại men vi sinh, Bacillus clausii có trong men vi sinh Bio Vigor là chủng lợi khuẩn đã được chứng minh có vai trò rút ngắn thời gian phục hồi tiêu chảy tới 24 giờ so với trường hợp không được sử dụng men. Hơn nữa, Bacillus clausii ở dạng bào tử có khả năng sinh tồn rất mạnh. Bào tử này có thể vượt qua được trong điều kiện acid của dịch vị để xuống ruột nở thành lợi khuẩn và phát huy tác dụng.
Đồng thời bào tử có khả năng đề kháng hầu hết các loại kháng sinh, do đó rất phù hợp trong trường hợp bạn đang sử dụng kháng sinh để điều trị các bệnh lý khác.