Thiếu máu não gây mất ngủ hay buồn ngủ?

05-11-2023 11:39:58

Khi tìm hiểu, chúng ta thường chỉ biết thiếu máu não liên quan tới chứng rối loạn giấc ngủ và chưa hiểu được cụ thể thiếu máu não sẽ gây mất ngủ hay khiến buồn ngủ nhiều hơn. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn câu trả lời & tìm hiểu chi tiết hơn về nguyên nhân cũng như cơ chế tác động.

I - Thiếu máu não làm mất ngủ hay gây buồn ngủ?

Thiếu máu não có gây mất ngủ không? Hầu hết các trường hợp bị thiếu máu não sẽ gặp phải tình trạng mất ngủ do não bị thiếu hụt oxy, dinh dưỡng. Khi không được cung cấp đủ dưỡng chất, các tế bào thần kinh não sẽ bị suy giảm chức năng và tiết ra melatonin ít hơn. Melatonin càng ít thì sẽ càng khó đi vào giấc ngủ hơn, bởi đây là hormone quan trọng để điều tiết giấc ngủ.

Kết quả là người thiếu máu não sẽ rất hay bị mất ngủ vào ban đêm, cơ thể khi thiếu ngủ sẽ trở nên mệt mỏi và tạo ra cơn buồn ngủ vào ban ngày, đồng hồ sinh học bị thay đổi.

Thiếu máu não được coi là nguyên nhân hàng đầu gây đột quỵ, bên cạnh đó nó còn gây ra các hội chứng về suy nhược thần kinh, rối loạn giấc ngủ, suy não… Nếu người bệnh lơ là, không chịu đi kiểm tra sớm sẽ dễ trở thành chứng mất ngủ kinh niên.

Vậy thiếu máu não có gây buồn ngủ không? Theo một nghiên cứu được công bố trên trang web của đại học Oxford vào ngày 23/8/2017 đã cho thấy kết quả của sự "Thay đổi lưu lượng máu não khu vực trong chứng mất ngủ vô căn". Ở những người bị chứng mất ngủ vô căn, họ thường có biểu hiện là rất buồn ngủ vào ban ngày, cơn buồn ngủ có thể xuất hiện bất cứ lúc nào kể cả khi đang nói chuyện, cười đùa...

Các nhà khoa học đã quan sát được lưu lượng máu não của họ thiếu hụt khá nhiều ở vỏ não trước trán trung gian hoặc vỏ não vành đai sau. Điều này cũng cho thấy rằng, lưu lượng máu não khu vực thấp hơn ở vỏ não trước trán trung gian liên quan đến cơn buồn ngủ ban ngày hơn.

Do đó có thể thấy rằng chứng thiếu máu não có thể vừa gây ra cơn buồn ngủ, vừa khiến bị mất ngủ tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây bệnh của mỗi người, vì thế cần có sự chuẩn đoán từ bác sĩ chuyên khoa.

II - Những tác hại của chứng rối loạn giấc ngủ do thiếu máu não

Thiếu máu não hay mất ngủ đều khiến con người đối mặt với các biến chứng tiềm tàng như cao huyết áp, tiểu đường, bệnh lý tim mạch, cơ quan tiêu hoá, rối loạn nội tiết…

Bên cạnh đó, mất ngủ còn tác động ngược trở lại khiến tình trạng thiếu máu não trở nên trầm trọng hơn. Dần dần cơ thể người bệnh sinh ra các phản ứng khác thường, tâm lý thay đổi, dễ chán nản hoặc cáu gắt, mệt mỏi không muốn làm gì…

Từ các tình trạng này mà cơ thể bắt đầu phát sinh hoặc khiến các bệnh lý về huyết áp thấp, thiếu máu, xơ vữa động mạch… trở nặng. Mất ngủ cũng làm giảm quá trình cung cấp máu lên não, dẫn đến bệnh thiếu máu não ngày càng nặng.

Nếu không có hướng xử lý thích hợp, tình trạng sẽ ngày càng nặng và khó giải quyết hơn, dễ gây ra các biến chứng khó lường như chứng đột quỵ khiến người bệnh đối mặt với nguy hiểm.

III - Thiếu máu não gây rối loạn giấc ngủ phải làm sao?

Phải hiểu rằng, thiếu máu não là do lượng máu lên não bị thiếu hụt bởi nhiều yếu tố khác nhau. Vì vậy chỉ khi người bệnh tăng cường tuần hoàn não, khắc phục tình trạng lưu lượng máu lên não kém mới giải quyết được vấn đề về giấc ngủ.

Hoạt huyết, bổ huyết, tăng cường lưu thông khí huyết là hướng xử lý hiệu quả vấn đề này. Có nhiều giải pháp khác nhau, nhưng suy cho cùng đông y vẫn luôn là giải pháp được ưu tiên hàng đầu, không chỉ đảm bảo an toàn mà còn có khả năng dứt điểm các hệ lụy liên quan đến thiếu máu não có thể xảy ra.

Sử dụng Viên hoạt huyết Ngự y mật phương - Đông y thế hệ 2 là cách cải thiện tình trạng này một cách nhanh chóng, người bệnh cảm nhận được hiệu quả rõ rệt trong thời gian sử dụng. Với cơ chế hoạt huyết, tăng cường lưu thông máu lên não, tình trạng thiếu máu não được xử lý hiệu quả, theo đó các triệu chứng liên quan đến thiếu máu não như: mất ngủ, buồn ngủ, khó ngủ, đãng trí… đều được giải quyết triệt để.

Thiếu máu não không chỉ gây mất ngủ, mà còn có khả năng làm cho người bệnh có cảm giác buồn ngủ rũ rượi. Thật đáng quan ngại nếu tình trạng này không được xử lý sớm, vì hệ luỵ mà bệnh lý kéo theo thực sự khó lường đến mức bạn không ngờ tới.

DS. Hà Oanh
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại //