Thế giới ghi nhận 292.291 người tử vong do Covid-19 ngày 13/5
Thế giới ghi nhận 292.291 người tử vong do Covid-19, số ca mắc đã lên 4,3 triệu người. Trong bối cảnh ca nhiễm gia tăng trở lại tại các quốc gia sau nới lỏng lệnh phong tỏa đã dấy lên nỗi lo về một làn sóng lây nhiễm mới.
Ảnh minh họa
Theo thống kê của worldometers, tính đến sáng 13/5, thế giới ghi nhận 4.335.709 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, trong đó có đến 292.291 người tử vong.
Cơ quan Bảo vệ Dân sự Italy ngày 12/5 công bố nước này ghi nhận thêm 1.402 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19, nâng tổng số ca nhiễm tại nước này lên 221.216 trường hợp. Trong khi đó, số ca tử vong do Covid-19 tại Italy tăng lên 30.911 trường hợp (tăng 172 ca) và số ca hồi phục là 109.039 (tăng 2.452 ca).
Tính đến tối 12/5, số ca tử vong do mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 tại Pháp là 26.991 người, tăng 348 ca trong 24 giờ qua, bao gồm 17.003 ca trong bệnh viện (tăng 183 ca), 9.823 ca tại viện dưỡng lão và các cơ sở y tế khác (tăng 165 ca).
Hiện có 21.595 bệnh nhân COVID-19 tại Pháp đang nằm viện (giảm 689 ca so với hôm trước), trong đó 2.542 người phải chăm sóc đặc biệt (giảm 170 ca). Bên cạnh đó, 57.785 người đã khỏi bệnh và ra viện.
Số ca nhiễm Covid-19 của Tây Ban Nha là 228.030 ca và số ca tử vong là 26.920 ca sau khi có thêm 176 ca tử vong mới. Như vậy, tính đến thời điểm này, số ca nhiễm của Tây Ban Nha là 228.030 ca và số ca tử vong là 26.920 ca sau khi có thêm 176 ca tử vong mới.
Nga đã trở thành quốc gia đứng thứ hai châu Âu, sau Tây Ban Nha về số ca mắc Covid-19, với 232.243 ca, tăng 10.899 ca trong vòng 24 giờ qua.
Trong bối cảnh nhiều chính phủ trên thế giới lên kế hoạch nới lỏng lệnh phong tỏa, số người nhiễm bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona chủng mới (Covid-19) gây ra đã gia tăng trở lại tại một số quốc gia, làm dấy lên nỗi lo về một làn sóng lây nhiễm mới.
Tại châu Á, nơi virus khởi phát, số ca nhiễm Covid-19 tại các quốc gia như Trung Quốc và Hàn Quốc, đã tăng trở lại sau khi lệnh phong tỏa được nới lỏng và trong một số trường hợp, giới chức phải tái ban bố các biện pháp giãn cách xã hội.
Với nhiều chuyên gia, câu hỏi lúc này không phải là liệu đợt lây nhiễm tiếp theo có xảy ra hay không mà là chính phủ và người dân các nước có thể chuẩn bị như thế nào để ứng phó tốt hơn đợt lây nhiễm thứ nhất.