Tết Tân Sửu 2021 hóa vàng ngày nào đẹp để gia tiên độ trì bình an quanh năm?
Lễ cúng hóa vàng hết Tết còn được gọi là lễ tiễn ông bà tổ tiên hay lễ tạ đầu năm mới. Đây là phong tục lâu đời của người Việt nên chọn hóa vàng ngày nào đẹp là rất quan trọng.
Hóa vàng là một trong những nghi lễ không thể thiếu trong dịp Tết Nguyên đán. Lễ cúng hóa vàng thường được gọi là lễ tiễn ông bà tổ tiên hay lễ tạ đầu năm mới.
Sau những ngày Tết Nguyên đán mời tổ tiên, ông bà về ăn Tết, lễ hóa vàng là nghi thức tiễn ông bà về trời đồng thời nghênh đón Thần Tài về phù hộ độ trì cho gia đình một năm mới phát đạt, may mắn.
Vậy Tết 2021 Tân Sửu hóa vàng giờ nào đẹp?
Ngày hóa vàng đẹp mỗi năm lại có sự thay đổi, không vào một ngày cố định, thường rơi vào từ mùng 3 đến mùng 10 Âm lịch, tùy từng gia đình.
Đa số các gia đình chọn ngày mùng 3 Tết để làm lễ hóa vàng hết Tết.
Năm 2021, mùng 3 rơi vào Chủ nhật, ngày 14/2/2021 dương lịch.
Khung giờ tốt để tiến hành lễ hóa vàng trong ngày mùng 3 Tết gồm:
Giờ Thìn (7h-9h)
Giờ Ngọ (11h-13h)
Giờ Mùi (13h-15h)
Giờ Tuất (19h-21h).
Vậy Tết 2021 hóa vàng Ngày nào đẹp?
Thông thường, các gia đình sẽ tổ chức lễ hóa vàng từ ngày mùng 2, mùng 3 hoặc mùng 4 Tết.
Ngoài ngày mùng 3 Tết hóa vàng như thông lệ, năm Tân Sửu 2021, có 4 ngày khá đẹp để làm lễ hóa vàng hết Tết là mùng 4, 5, 8 và 9 tháng Giêng.
- Mùng 4 Tết, tức ngày 15/2/2021 dương lịch
Ngày Giáp Ngọ, tháng Canh Dần, năm Tân Sửu.
Giờ tốt: Mão (5h-7h), Ngọ (11h-13h), Thân (15h-17h), Dậu (17h-19h)
- Mùng 5 Tết, tức ngày 16/2/2021 dương lịch
Ngày Ất Mùi, tháng Canh Dần, năm Tân Sửu.
Giờ tốt: (5h-7h), Tị (9h-11h), Thân (15h-17h), Tuất (19h-21h)
- Mùng 8 Tết, tức ngày 19/2/2021 dương lịch
Ngày Mậu Tuất, tháng Canh Dần, năm Tân Sửu.
Giờ tốt: Thìn (7h-9h), Tị (9h-11h), Thân (15h-17h), Dậu (17h-19h)
- Mùng 9 Tết, tức ngày 20/2/2021 dương lịch
Ngày Kỷ Hợi, tháng Canh Dần, năm Tân Sửu.
Giờ tốt: Thìn (7h-9h), Ngọ (11h-13h), Mùi (13h-15h), Tuất (19h-21h).
Tương tự như lễ cúng gia tiên, mâm cúng hóa vàng hết Tết thường gồm các lễ vật sau:
- Mâm ngũ quả, tiền âm phủ, vàng mã, hoa tươi, hương đèn, trầu cau, 2 cây mía.
- Bánh chưng, thịt gà, nem, giò lụa, rượu, thịt,...
Nhìn chung, tùy thuộc vào từng vùng miền mà mâm cúng hóa vàng hết Tết sẽ có các món ăn khác nhau.
Gia chủ cần chuẩn bị mâm cúng thành tâm, phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình chứ không cần làm quá lớn hao phí tiền bạc.