Tại sao người Kurd thẳng thừng từ chối liên minh chính trị với Mỹ?

30-10-2017 14:52:29

Cựu đồng Chủ tịch đảng Dân chủ Kurdistan ở Syria (PYD), đã cho biết quan điểm về cấu trúc chính trị tương lai ở Syria và mối quan hệ giữa người Kurd với Mỹ.

Xung đột giữa quân chính phủ Iraq và lực lượng dân quân Peshmerga của người Kurd bắt đầu nổ ra sau khi quân chính phủ giành quyền kiểm soát thành phố Kirkuk từ các tay súng Peshmerga mà hầu như không vấp phải sự chống đối nào. 

Chiến dịch của chính phủ Iraq được thực hiện theo chỉ thị của Thủ tướng Haider al-Abadi sau khi người Kurd tiến hành cuộc trưng cầu ý dân về độc lập ở miền Bắc Iraq hôm 25/9 vừa qua.


Ông Salih Muslim Muhammad, cựu đồng Chủ tịch đảng Dân chủ Kurdistan ở Syria (PYD). Ảnh: AP

Sau đó, các chỉ huy quân sự của Iraq và người Kurd đã đạt được một thỏa thuận cho phép Baghdad triển khai các lực lượng liên bang, sau khi xảy ra đụng độ tại khu vực ranh giới trọng yếu Fishkhabur hiện đang có tranh chấp. 

Baghdad đang tìm cách đảm bảo việc tiếp cận đường ống dẫn dầu tới cảng Ceyhan của Thổ Nhĩ Kỳ, bằng cách kiểm soát khu vực nói trên, nơi giáp cả lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ và Syria. 

Trong khi đó, trước nhận định rằng sau những thành công gần đây của Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) do Mỹ hậu thuẫn ở Raqqa và việc kiểm soát mỏ dầu Al-Omar, Mỹ đang tạo hình cho một khu vực người Kurd ở Syria, cựu đồng Chủ tịch đảng Dân chủ Kurdistan ở Syria (PYD) đã phủ nhận.


Binh sĩ Iraq có mặt tại Kirkuk. Ảnh: Reuters

Có thể nhận diện 3 lý do tạo nên sự bất đồng giữa người Kurd và Mỹ:

Thứ nhất, Mỹ là khách không mời nên hành động của Mỹ là bất hợp pháp, do vậy người Kurd không muốn liên minh chính trị với Mỹ, bởi mọi kết quả sẽ luôn là bất hợp pháp.

Thứ hai, như ông Salih cho biết, quan hệ Mỹ - người Kurd chỉ vì người Kurd vắng mặt trong các cuộc hội đàm tại Geneva, song đến lúc này Washington vẫn không tìm cách để người Kurd có mặt trong cơ chế ấy, thậm chí Moscow phải lên tiếng thay.

Thứ ba, người Mỹ không thể hiện rõ ràng quan điểm của mình khiến người Kurd rơi vào 2 gọng kìm nguy hại bởi sức ép từ cả Syria và Thổ Nhĩ Kỳ.

Hạnh Chi (T/h)
Theo Đời sống Plus/GĐVN //