Sự trưởng thành của đàn ông bắt đầu từ 3 lần mất mát
Sau khi đi qua năm tháng, chúng ta phải mất một thời gian dài để hiểu rằng phải học cách vươn lên từ những mất mát mới trưởng thành được.
Nhà tâm lý học người Mỹ Philip Zimbardo từng nói: “Làm đàn ông không hề dễ dàng”.
Khi còn nhỏ, đàn ông chỉ muốn sống theo khí chất của mình. Cười khi vui vẻ, gây rắc rối khi bực dọc, hành động hấp tấp, tự do. Nhưng theo thời gian, trải qua những nghiệt ngã của cuộc sống, nếm mùi thất bại, đàn ông dần thay đổi tâm trạng của mình. Họ trở nên bình tĩnh và chín chắn hơn.
Họ không còn hy vọng viển vông, không còn ham muốn những hào nhoáng bên ngoài, không còn bị chi phối bởi sợ hãi và giận dữ. Trưởng thành chính là cột mốc đáng tự hào của đàn ông.
Vẻ đẹp thực sự của cuộc sống không nằm ở việc bạn có bao nhiêu, mà nằm ở chính lúc bạn “mất đi” những gì.
Có hy vọng khi mất đi hy vọng
Học giả Do Thái Benjamin từng nói: "Hy vọng được ban cho chúng ta chỉ bởi vì không có hy vọng”.
Nhiều khi trong cuộc sống, gia đình, bạn bè chỉ có thể đóng vai trò là “hoạt náo viên” cổ vũ cho chúng ta, còn việc chúng ta có thể hoàn thành mọi việc hay không tùy thuộc vào chính sức lực của bản thân mình.
Càng trải nghiệm, bạn càng khám phá ra rằng tất cả bùn lầy trong cuộc đời bạn đều phải tự đi một mình.
Thời gian gần đây, người ta thường nói: “Con người đến một tuổi nhất định phải là mái hiên, không còn đi tìm nơi trốn mưa nữa”.
Khi còn nhỏ, chúng ta phụ thuộc vào cha mẹ để che mưa gió. Trong tương lai, chúng ta phải trở thành mái hiên vững chắc nhất để nâng đỡ bản thân và gia đình.
Cái gọi là trưởng thành có nghĩa là chấp nhận “không có ai để dựa vào” và có thể một mình gây dựng (Ảnh minh họa)
Bị đặt xuống đáy vẫn vươn lên
Sau đợt bùng phát dịch vào đầu năm, nhiều ngành công nghiệp khác nhau đã bị ảnh hưởng nặng nề.
Một anh bán đồ ăn cho biết: "Tôi là kỹ sư phần mềm. Trước đây tôi coi thường việc giao đồ ăn, nhưng giờ đã khác. Gia đình tôi cần có cơm ăn”.
Người lớn cần biết rằng khi nào phải cúi mặt, buông bỏ những gì hào nhoáng để sống có trách nhiệm hơn. Chỉ những người trưởng thành dốc hết sức để kiếm tiền nuôi gia đình mới có thể sống cuộc đời của họ và bất khả chiến bại mãi mãi.
Cái gọi là trưởng thành bắt đầu từ việc đối mặt với sự xấu hổ.
Kiểm soát cảm xúc và làm chủ cuộc sống
Khả năng kiểm soát cảm xúc trong thời điểm khủng hoảng là sức mạnh thực sự của một người. Kiềm chế được bao nhiêu nóng nảy thì có thể xử lý được khó khăn và hoàn thành được việc lớn.
Có một câu nói: “Mỗi khi gặp biến cố lớn, chỉ cần bình tĩnh, bình tĩnh rồi mới bình an, bình an để suy xét, xử lý”.
Chỉ khi tĩnh tâm, kiểm soát được cảm xúc, mọi việc mới hanh thông.
Đối với người trưởng thành, cảm xúc phản ánh cuộc sống. Dù cuộc sống không như ý, nhưng nếu bạn điều chỉnh được cảm xúc của mình, nhiều thứ khiến tâm trí bạn khó chịu sẽ biến mất.
Cái gọi là trưởng thành không có nghĩa là rơi vào những đam mê, lo lắng, sợ hãi khác nhau. Họ biết đặt cảm xúc đúng vị trí và kiểm soát cuộc sống.
Có người nói rằng chỉ có hai loại người ở tuổi trưởng thành, 1 là trưởng thành, 2 là già đi (Ảnh minh họa)
Sự trưởng thành là gì?
Khổng Tử nói: “30 tuổi lo lập sự nghiệp, 40 không phạm sai lầm, 50 biết mệnh, 60 tuổi tỉnh táo, 70 tuổi nói và làm những gì mình muốn nhưng không vượt quá giới hạn”.
Đây là bản tóm tắt của Khổng Tử về cuộc đời của ông sau 30 tuổi, đó cũng là trạng thái lý tưởng mà hậu thế mong đạt được ở các giai đoạn khác nhau của cuộc đời.
Thực ra, sự trưởng thành là ở trái tim chứ không phải ở tuổi tác.
Sau khi đi qua năm tháng, chúng ta phải mất một thời gian dài để hiểu rằng chúng ta phải học cách sống từ những mất mát. Đời người khó nhất là phải lựa chọn. Từ bỏ để không dựa dẫm, để phát huy hết khả năng phát triển tự nhiên của mình.
Hãy cúi đầu xuống và gạt đi những thứ hào nhoáng, bạn sẽ thấy bản thân mạnh mẽ và phong phú hơn. Hãy thiết lập một tâm trạng tốt, đừng làm tổn thương người khác, đừng làm tổn thương chính mình, bình tĩnh và tỉnh táo để có thể sống tốt hơn. Đó chính là cốt cách của một người đàn ông trưởng thành, không lệ thuộc vào tình cảm của con người, không mắc kẹt bề ngoài, không bối rối trước cảm xúc.