Phương pháp điều trị nứt kẽ hậu môn hiệu quả cao, ít người biết
Nứt kẽ hậu môn là căn bệnh khó nói khiến nhiều người ngại thăm khám tại bệnh viện. Tìm hiểu các cách đơn giản giúp điều trị nứt kẽ hậu môn tại nhà hiệu quả nhất.
Nứt kẽ hậu môn là bệnh lý khiến người bệnh khó chịu
Vì sao có tình trạng nứt kẽ hậu môn?
Để tìm được phương pháp điều trị nứt kẽ hậu môn hiệu quả, trước hết cần nhận biết vì sao bị nứt kẽ hậu môn.
Nứt kẽ hậu môn là bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa, thường xuất hiện ở nhiều độ tuổi khác nhau. Hậu môn có vết xước nhỏ chiều dài khoảng 0,5 - 1cm, làm cho người bệnh cảm giác rất đau rát. Đây là một tình trạng khá phổ biến. Khảo sát cho thấy khoảng 1 trong 10 người từng bị nứt hậu môn. Bất kỳ ai cũng có khả năng gặp phải tình trạng này, kể cả trẻ em, nhưng phần lớn xảy ra ở người từ 15 - 40 tuổi.
Nguyên nhân gây ra nứt kẽ hậu môn thường là do phân cứng dẫn đến bị táo bón và cố gắng đẩy phân ra ngoài gây rách lớp da ở hậu môn.
Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác như :
- Viêm loét đại tràng, bệnh Crohn (liên quan đến viêm đường ruột), viêm xơ cơ thắt trong hậu môn.
- Do vệ sinh hậu môn không đúng cách hoặc do giấy vệ sinh quá cứng và dày làm tổn thương.
- Do quá trình sinh đẻ của phụ nữ, hoặc bệnh nhân điều trị cắt trĩ.
- Bệnh tiêu chảy kéo dài mà không chữa dứt điểm, đi đại tiện nhiều làm tổn thương vòng cơ hậu môn.
- Do quan hệ tình dục đồng tính nam hoặc mắc các bệnh như giang mai, herpes.
- Do cơ địa có cấu tạo vòng hậu môn hơi nhỏ.
Nhận biết dấu hiệu nứt kẽ hậu môn
Bệnh nứt kẽ hậu môn có 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Nứt hậu môn cấp tính khi vết nứt nông, nhỏ, có dấu hiệu viêm nề nhẹ và không kéo dài quá 6 tuần. Người bệnh có cảm giác đau và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Giai đoạn này có thể điều trị triệt để, hạn chế chuyển thành tình trạng mạn tính.
- Giai đoạn 2: Khi tình trạng nứt hậu môn kéo dài hơn 6 tuần sẽ chuyển thành mạn tính, tạo ra những vết nứt sâu và rộng hơn. Người bệnh sẽ cảm nhận được các cơn đau thắt khó chịu và mệt mỏi kéo dài.
Nứt kẽ hậu môn là tình trạng xuất hiện các vết nứt ở vùng da hậu môn
Phân biệt nứt kẽ hậu môn và bệnh trĩ
Bệnh nứt kẽ hậu môn có thể gây ra một vài triệu chứng như:
- Đau nhói hoặc rát xung quanh hậu môn sau khi đi đại tiện, kéo dài nhiều giờ sau đó
- Có thể chảy máu khi đi đại tiện
- Cảm thấy co thắt các cơ xung quanh hậu môn khi đi đại tiện
- Có cảm giác rách hậu môn
Những triệu chứng này cũng tương tự như bệnh trĩ nhưng vẫn có một số điểm khác biệt.
Xem bảng dưới đây để phân biệt triệu chứng, nguyên nhân, cách điều trị cũng như phòng ngừa bệnh trĩ và nứt kẽ hậu môn. Nhìn chung, việc điều trị ở giai đoạn đầu với cả hai bệnh này tương đối giống nhau, nhưng tốt hơn hết là người bệnh nên đi gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị chính xác.
Phân biệt giữa bệnh trĩ và nứt kẽ hậu môn
Các cách điều trị nứt kẽ hậu môn
Thông thường đây là căn bệnh nhẹ có thể tự điều trị ở nhà. Nhưng nếu bệnh nhân có những cơn đau kéo dài thì cần sử dụng can thiệp biện pháp y khoa.
1. Sử dụng thuốc Tây
Việc sử dụng thuốc làm giảm nhanh các cơn đau, vết thương mau lành. Tuy nhiên người bệnh cần đi khám để nhận được sự tư vấn từ bác sĩ. Các thuốc thường được sử dụng trong điều trị nứt kẽ hậu môn như: Proctolog, Tetracycline, Nitroglycerin, anusol-Hc,... Ngoài ra có thể sử dụng kèm các thuốc dưới đây để nhanh chóng chữa dứt điểm bệnh:
- Thuốc làm mềm phân: Bisacodyl, Duphalac,... giảm táo bón, cải thiện vấn đề đại tiện, nhuận tràng.
- Thuốc giảm đau chứa các thành phần Paracetamol ví dụ như Lidocain, Anusol-Hc, oxit kẽm được dùng bôi ngoài da.
- Thuốc kháng sinh với các trường hợp sưng đau, viêm nhiễm, chảy dịch ở hậu môn. Các thuốc có thể sử dụng: Cefadroxil, Cephalexin, Cefixim, Cefazolin,…
2. Phẫu thuật
Phẫu thuật thường được chỉ định để điều trị nứt kẽ hậu môn mãn tính.
- Nong hậu môn giúp nới cơ vòng hậu môn.
- Phẫu thuật mở cơ vòng trong hậu môn. Đây là phương pháp tạo một vết cắt bên lòng trong của cơ vòng chiều dài tương đương với rãnh nứt.
- Tiểu phẫu cắt vết nứt rồi dùng chỉ khâu lại. Phương pháp này dùng dao phẫu thuật cắt phần vết nứt. Kỹ thuật này thường kết hợp với mở cơ vòng trong nhưng vẫn cần sử dụng thêm thuốc kháng viêm.
Phân biệt nứt kẽ hậu môn và trĩ
3. Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt
Vết nứt hậu môn thường dễ tái phát, do đó ngoài các cách chữa trị nứt kẽ hậu môn, người bệnh cũng cần thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày để ngăn ngừa bệnh tái phát.
Về chế độ ăn uống, người bệnh nên tăng cường thêm chất xơ từrau xanh, củ quả và ngũ cốc nguyên hạt, uống nhiều nước để hạn chế táo bón.
Về sinh hoạt hàng ngày, nên đi vệ sinh ngay khi có nhu cầu, tránh để lâu khiến phân bị cứng lại, gây khó đại tiện. Trong quá trình đi vệ sinh, tránh rặn bởi việc này có thể gây nứt kẽ hậu môn.
Bổ sung chất xơ giúp hạn chế táo bón, ngăn ngừa nứt kẽ hậu môn
4. Dùng thuốc Trĩ Đông y để giảm đau rát ở vùng hậu môn
Dùng thuốc Trĩ Đông y cũng là giải pháp điều trị nứt kẽ hậu môn tại nhà mà nhiều người áp dụng.
Nếu Tây y có hiệu quả giảm đau nhanh, thì thuốc Đông y không chỉ giúp giảm triệu chứng mà còn tác động vào nguyên nhân gây bệnh, giúp thay đổi cơ địa người bệnh và hạn chế tái phát.
Đông y có bài thuốc có tác dụng giảm đau rát ở vùng hậu môn, làm bền vững thành mạch, chống chảy máu, cầm máu hiệu quả. Bài thuốc này có hiệu quả với tình trạng đau rát hậu môn, chảy máu do nứt kẽ hậu môn và cả bệnh trĩ.
Hiện nay, bài thuốc này đã được chuyển giao công nghệ, sản xuất trên dây chuyền hiện đại tại nhà máy dược phẩm chuẩn GMP-WHO, tạo nên Thuốc Trĩ Đông y dạng viên nén tiện dụng.
Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Người bệnh nứt kẽ hậu môn điều trị cần kết hợp cả thuốc và các biện pháp thay đổi lối sống và chế độ ăn uống để hạn chế bệnh tái phát.
Thuốc Trĩ Nhất Nhất
Sản xuất tại: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT |