Phẫu thuật thành công cho người liệt cánh tay chỉ trong 30 phút
Sáng ngày 29/5, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết đã điều trị thành công bệnh lý viêm mỏm trên lồi cầu ngoài bằng phương pháp mổ nội soi.
Bác sĩ Trung tâm Chấn thương chỉnh hình thuộc BVĐK TW Cần Thơ thực hiện kỹ thuật nội soi. Ảnh Sức Khỏe Đời Sống.
Bệnh nhân được điều trị tên Nguyễn Phạm Minh Tùng, sinh năm 1993, ngày 29-5, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa trung ương Cần Thơ, cho biết lần đầu tiên tại ĐBSCL cũng như tại bệnh viện này đã điều trị thành công bệnh lý viêm mỏm trên lồi cầu ngoài không đáp ứng điều trị nội khoa bằng phương pháp mổ nội soi cho bệnh nhân trên.
Nam bệnh nhân này nhập viện trong tình trạng được chẩn đoán viêm mỏm trên lồi cầu ngoài cánh tay phải kéo dài hơn 2 năm và điều trị nội khoa (uống và tiêm nhiều thuốc) tại nhiều bệnh viện nhưng không giảm khiến bệnh đau nhiều vùng khuỷu và không sử dụng được tay đau cho các sinh hoạt hằng ngày.
Bệnh nhân tìm đến BVĐK TW Cần Thơ, các BS hội chẩn và quyết định lựa chọn phẫu thuật nội soi điều trị cho người bệnh. Ê kip mổ nội soi gồm: ThS.BS Nguyễn Tâm Từ - Trưởng Khoa Phẫu thuật nội soi và cổ bàn chân; BS Trang Tiến Đạt đã tiến hành nội soi cắt lọc mô viêm qua nội soi, thời gian mổ khoảng 30 phút gần như không mất máu sau mổ, dẫn lời Báo Sức Khỏe Đời Sống.
Ngay sau mổ, bệnh nhân đã giảm đau khoảng 60 - 70% có thể cầm nắm nhẹ nhàng và xuất viện sau mổ 2 ngày. Triệu chứng đã cải thiện khoảng 80-90% khi tái khám sau mổ 10 ngày và có thể sử dụng tay đau trong sinh hoạt hàng ngày.
Theo các chuyên gia, bệnh lý này khá phổ biến ở nước ta, nguyên nhân gây viêm lồi cầu ngoài xương cánh tay là do tổn thương các cơ và gân hỗ trợ cổ tay và ngón tay. Các tổn thương này thường do các hoạt động quá mức và lặp đi lặp lại gây áp lực lên gân. Khi bạn khởi động không đúng cách hoặc thực hiện các động tác không chính xác cũng có thể gây ra tình trạng viêm gân này.
Đồng thời, khi người bệnh gặp phải bệnh theo thể nặng. Bạn nên ngưng chơi thể thao và các hoạt động lặp đi lặp lại cho đến khi hết đau. Nếu quay trở lại hoạt động quá sớm, bạn có thể làm tình trạng viêm trở nên tồi tệ hơn.
Ngoài ra nên chườm túi nước đá vào khuỷu tay trong 15 – 20 phút mỗi lần, 3 – 4 lần hàng ngày để giảm sưng. Để bảo vệ làn da, bạn nên bọc các túi nước đá trong một chiếc khăn mỏng. Sử dụng nẹp. Bác sĩ có thể khuyên bạn nên đeo nẹp cho cánh tay bị ảnh hưởng, điều này có thể làm giảm căng cơ và gân.
Bên cạnh đó, các chuyên gia có thể đề nghị bạn tập các bài tập kéo giãn và tăng cường sức mạnh cho các cơ ở tay. Hiệu quả của các bài tập kéo giãn đối với sức mạnh của gân đã được chứng minh. Các liệu pháp trị liệu và nghề nghiệp khác cũng có thể có hiệu quả.