Nổi mụn và mẩn ngứa có phải là triệu chứng bệnh gan nóng?

28-07-2022 16:55:30

Da mẩn ngứa, nổi mụn nhọt thường bị cho là triệu chứng bệnh gan nóng. Điều này liệu có đúng không? Nóng gan là bệnh gì và điều trị cách nào hiệu quả cao?

Có nhiều triệu chứng bệnh gan nóng dễ nhận biết

Bệnh gan nóng là gì?

Nóng gan là từ thông dụng, thường dùng để chỉ các triệu chứng do suy giảm chức năng gan gây ra.

Gan thực hiện hơn 500 chức năng, nhiệm vụ khác nhau, từ chuyển hóa đến đào thải các độc tố ra ngoài cơ thể. Chức năng gan có thể bị ảnh hưởng, không thực hiện tốt các chức năng do ăn uống không khoa học, thói quen sinh hoạt không lành mạnh, lạm dụng thuốc khánh sinh, uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá, ô nhiễm môi trường, thời tiết nóng bức… Những điều này sẽ gây ra một số triệu chứng điển hình, thường gọi là “nóng gan”.


Nóng gan có thể gây ra nhiều triệu chứng

Triệu chứng bệnh gan nóng dễ nhận biết

Gan nóng có nhiều triệu chứng điển hình như:

  • Da nổi mụn nhọt, mẩn ngứa: Do chức năng gan suy giảm khiến chất độc tích tụ lại gây mẩn ngứa da.
  • Vàng da, vàng mắt: Chức năng chuyển hóa của gan suy giảm khiến bilirubin tích tụ lại trong máu gây vàng da, vàng tròng trắng của mắt. Lòng bàn tay và lòng bàn chân cũng chuyển sang màu vàng.
  • Hôi miệng, hơi thở có mùi: Suy giảm chức năng gan khiến chất ammonia sản sinh nhiều hơn và khiến người bệnh thở ra mùi hôi khó chịu.
  • Thay đổi màu nước tiểu và màu phân: Bình thường độc tố sẽ thải qua phân và nước tiểu. Nóng gan làm suy giảm chức năng gan, thay đổi màu phân và nước tiểu. Nước tiểu thường đậm màu hơn và ít hơn, phân thì nhạt màu hơn.

Tình trạng nổi mụn và mẩn ngứa do nóng gan

Da nổi mụn và mẩn ngứa thường là dấu hiệu đầu tiên cảnh báo nóng gan. Da nổi mẩn đỏ, thậm chí nổi mụn nhọt, nổi sẩn mục, ngứa ngáy, rất khó chịu. Tình trạng ngứa có thể xuất hiện ở tay chân, lưng, hay toàn bộ cơ thể.

Nguyên nhân là do khả năng thanh lọc và đào thải độc tố của gan suy giảm. Độc tố và chất cặn bã không được đào thải ra ngoài có thể tích tụ vào máu, gây ngứa da, nổi mụn nhọt.

Khi chức năng gan suy giảm cũng khiến da có nguy cơ dị ứng cao hơn, dễ bị ngứa ngáy, mề đay, nổi sẩn đỏ.


Da nổi mụn, mẩn ngứa thường là dấu hiệu đầu tiên cảnh báo nóng gan

Bệnh nóng gan có nguy hiểm không?

Da nổi mẩn, ngứa ngáy không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn gây nguy hại nhiều hơn thế. Bởi nguyên nhân sâu xa là chức năng gan suy giảm, khiến độc tố tích tụ lại. Ở giai đoạn đầu, người bệnh thường chủ quan vì các triệu chứng không quá nặng. Tới khi các triệu chứng xuất hiện nhiều và khó chịu thì thường bệnh đã ở giai đoạn nặng, khiến quá trình điều trị cũng sẽ phức tạp và tốn kém cả về thời gian và chi phí hơn.

Nóng gan nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách kết hợp thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt thì các triệu chứng sẽ nhanh chóng thuyên giảm, ít ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.

Nên làm gì khi có triệu chứng bệnh gan nóng?

Khi nhận thấy da nổi mụn và mẩn ngứa do bệnh gan nóng, nên thực hiện ngay các biện pháp để làm sạch da, ngăn ngừa nhiễm trùng, đồng thời lưu ý điều trị và tăng cường sức khỏe cho lá gan.

1. Chú ý vệ sinh da sạch

Để ngăn ngừa nhiễm trùng khi da bị nổi mụn nhọt và mẩn ngứa, nên tránh gãi, cậy và làm xước da. Thay vào đó, nên làm sạch da bằng nước sạch và xà phòng sát khuẩn. Có thể dùng sản phẩm trị mụn và hỗ trợ làm dịu da để làm lành và hạn chế mụn nhọt.


Da nổi mụn nhọt cần làm sạch da, tránh cậy, làm xước da

2. Thay đổi chế độ ăn uống

Nên uống nhiều nước hơn để tăng cường khả năng thải độc qua nước tiểu và mồ hôi. Ngoài nước lọc, nên uống một số loại nước có tính mát như nước rau má, diếp cám sâm đất, bột sắn dây. Một số loại trà cũng có tác dụng làm mát cơ thể như trà atiso, trà râu ngô, lá dâu, lá sen…

Thực đơn hàng ngày nên bổ sung nhiều rau xanh và hoa quả, để tăng cường vitamin, khoáng chất, chất xơ, nên hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, nhiều chất béo, nhiều đường… Đồng thời, nên tránh tuyệt đối bia rượu bởi bia rượu là sát thủ của lá gan, gây ảnh hưởng xấu đến chức năng gan.

3. Thay đổi sinh hoạt hàng ngày

Không nên thức quá khuya, sắp xếp lịch làm việc và nghỉ ngơi hợp lý giúp các bộ phận trong cơ thể có thời gian nghỉ ngơi và tái tạo năng lượng. Mỗi ngày, nên cố gắng tập thể dục 30 phút để tăng cường khả năng thải độc tố qua mồ hôi. Tập thể dục hàng ngày cũng giúp tăng cường sức khỏe tổng thể.

Hạn chế dùng thuốc Tây, đặc biệt là các loại thuốc giảm đau hạ sốt, bởi những loại thuốc này chuyển hóa qua gan, có thể gây ảnh hưởng xấu đến gan.


Hạn chế dùng thuốc Tây nếu không cần thiết

4. Tham khảo dùng thuốc bổ gan Đông y

Đông y có bài thuốc nhuận gan, tiêu độc, kiện tỳ, tăng cường khí huyết hiệu quả thực sự. Bài thuốc này không chỉ giúp giảm các triệu chứng bệnh gan mà còn hỗ trợ giải độc gan, chống dị ứng, mề đay, lở ngứa, mụn nhọt, rôm sảy, suy giảm chức năng gan do dùng nhiều bia rượu, tân dược. Kiên trì dùng thuốc một thời gian sẽ giúp ngăn ngừa và hạn chế bệnh tái phát.

Bài thuốc này hiện đã được chuyển giao công nghệ, sản xuất trên dây chuyền hiện đại tại nhà máy dược phẩm chuẩn GMP-WHO, tạo nên sản phẩm thuốc gan Đông y dạng viên nén tiện dụng.

Thuốc gan Đông y hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Người có triệu chứng nóng gan có thể tham khảo sử dụng.

TONKA là thuốc, không phải thực phẩm chức năng

TONKA - BỔ GAN, GIẢI ĐỘC, TÁI TẠO GAN

Tác dụng:  Nhuận gan, tiêu độc, kiện tỳ, tăng cường khí huyết.

Chỉ định: 

Viêm gan, hỗ trợ điều trị viêm gan B cấp và mãn tính với các triệu chứng mệt mỏi,  vàng da, chán ăn, khó tiêu, táo bón, đau vùng gan.

Bảo vệ và tái tạo gan, giải độc gan, chống dị ứng, mề đay, lở ngứa, mụn nhọt, rôm sảy, suy giảm chức năng gan do dùng nhiều bia rượu, tân dược.

Nhà sản xuất: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT

Vân Anh
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại //