Những vật dụng dễ gây cháy nổ khi bỏ vào cốp xe ai cũng cần biết
Nhiều vật dụng tưởng chừng vô hại khi để trong cốp xe nhưng thực tế nó lại là những "quả bom hẹn giờ" gây cháy nổ xe máy.
Những vật dụng dễ gây cháy nổ khi bỏ vào cốp xe gồm thiết bị điện tử, nước hoa (Ảnh minh họa)
Điện thoại, iPad, laptop
Đây là những thiết bị điện tử tuyệt đối không được cho vào cốp xe. Với sức nóng từ cốp xe tỏa ra ở động cơ gần cốp cộng với nhiệt độ nắng nóng khi di chuyển trên đường vào mùa hè và yên xe đóng kín thì nhiệt độ cốp có thể lên tới 40 độ.
Với mức nhiệt này, nó có thể làm giảm tuổi thọ của những thiết bị điện tử. Chưa hết, pin là một bộ phận nhạy cảm, khi quá nóng, nó có thể phát nổ và phát ra những hóa chất độc hại, rất nguy hiểm cho da, mắt...
Bật lửa
Bật lửa là vật dụng thứ 2 tuyệt đối không cho vào cốp xe. Tương tự như các thiết bị điện tử, nhiệt độ cao trong cốp xe có thể khiến bật lửa phát nổ gây nguy hiểm cho khổ chủ và xe.
Nước đóng chai
Nếu như các lon nước có gas có thể phát nổ nếu hấp thu một nhiệt lượng nhất định trong cốp xe thì những chai nước bằng nhựa này không thể nổ.
Tuy nhiên, chai nước của bạn sẽ bị nhiễm khuẩn hoặc những chất độc hại từ vỏ chai hòa lẫn vào nước sẽ gây các bệnh ung thư cho bạn nếu bạn có "truyền thống" để nước trong cốp xe.
Nước hoa
Nước hoa là vật liệu dễ nổ ư - hẳn nhiều bạn sẽ cảm thấy ngớ ngẩn nhưng sự thật đây là một quả bom hẹn giờ khi bạn để chúng trên ô tô hay nơi có nhiệt độ cao.
Trong nước hoa có chứa thành phần rượu cồn - đây là thành phần dễ bay hơn, cháy. Nếu tình cờ bình đựng nước hoa có dạng thấu kính lồi đặt trong ô tô và bị Mặt trời chiếu vào, sản sinh điểm hội tụ sẽ làm cháy chất cồn bên trong, dễ tạo thành vụ nổ nghiêm trọng.
Bình cứu hỏa mini
Chúng ta biết rằng, bình chữa cháy mini là "thần hộ mệnh", vật dụng không thể thiếu trong mỗi chiếc ô tô. Nhưng nếu không được bảo quản đúng cách, chúng có thể hoàn toàn phản tác dụng và trở thành "trái bom nổ chậm" gây nguy hiểm tính mạng bạn bất cứ lúc nào.
Bình chữa cháy mini thường có dạng bột - là bình chữa cháy bên trong chứa khí N2 làm lực đẩy để phun bột dập tắt đám cháy.
Tuy nhiên các loại bình chữa cháy phải được bảo quản trong điều kiện mát mẻ, tránh để gần nơi có nhiệt độ cao hoặc ngoài trời, nhiệt độ thích hợp từ -10 độ C tới 55 độ C.
Nếu ở trong nhiệt độ quá nóng, như hấp thụ trực tiếp nhiệt lượng từ Mặt trời có thể gây tăng thể tích bình, chất lỏng bên trong bình tăng theo. Khi đạt ngưỡng áp suất đủ lớn, nó sẽ gây ra hiện tượng nổ vô cùng nguy hiểm.