Những nhận thức sai lầm về vi khuẩn HP và bệnh dạ dày

24-08-2019 08:57:30

Vi khuẩn HP là nguyên nhân chính gây viêm loét dạ dày. Vậy vi khuẩn HP có lây không? Nhận thức đúng về vi khuẩn HP ở dạ dày sẽ có cách phòng và điều trị bệnh hợp lý.

Điểm lại những nhận thức sai lầm về vi khuẩn Hp và bệnh dạ dày

1. Có phải cứ nhiễm vi khuẩn HP là bị ung thư dạ dày không?

Các nghiên cứu cho thấy vi khuẩn HP có hàng trăm loại khác nhau, trong đó, chỉ một số loại vi khuẩn mang gen CagA có độc lực cao thì mới có nguy cơ gây ung thư cao. Khi bị nhiễm vi khuẩn HP ở dạ dày, người bệnh có thể làm xét nghiệm vi khuẩn HP để xác định chúng có thuộc nhóm mang gen CagA có độc lực cao hay không. Thực tế, hơn 70% người bệnh mang vi khuẩn HP nhưng không phải ai cũng bị ung thư.

2. Vi khuẩn HP có lây không?

Vi khuẩn HP rất dễ lây lan và chủ yếu lây truyền qua những đường sau:

  • Đường miệng - miệng: Ngoài niêm mạc dạ dày, vi khuẩn HP còn tồn tại trong nước bọt, mảng bám trên răng và khoang miệng của người bệnh. Do đó, vi khuẩn HP có thể lây truyền từ người này sang người khác qua việc dùng chung chén đũa, hôn trực tiếp.

Dùng chung bát đũa là một nguyên nhân gây lây lan HP

  • Đường phân - miệng: Vi khuẩn HP tồn tại trong phân người bệnh nên có thể lây truyền qua tay (nếu sau khi đi vệ sinh không rửa tay sạch sẽ), hoặc vi khuẩn lây truyền qua các con vật trung gian như chuột, gián, ruồi,...
  • Đường dạ dày - dạ dày: Vi khuẩn HP ở dạ dày có thể lây nhiễm trong quá trình thực hiện thao tác nội soi dạ dày tại các cơ sở y tế, khi dụng cụ nội soi không được vệ sinh sạch sẽ, vi khuẩn HP có thể lây nhiễm từ người có bệnh sang người khỏe mạnh.

3. Có cần điều trị vi khuẩn HP không và điều trị bằng cách nào?

Khi có những triệu chứng nhiễm vi khuẩn HP trong dạ dày như: đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, nôn ói... cùng với kết quả xét nghiệm dương tính thì người bệnh cần phải được điều trị để giảm các nguy hại mà vi khuẩn gây ra.

Khi phát hiện nhiễm vi khuân Hp dạ dày cần điều trị sớm để tránh diễn biến nặng hơn

Bị nhiễm vi khuẩn HP ở dạ dày nếu không điều trị thì bệnh có khả năng diễn biến nặng hơn, gây viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày hoặc nguy hiểm nhất là ung thư dạ dày.

Kết hợp Đông – Tây Y trong điều trị Viêm loét dạ dày do HP

Theo Y học hiện đại sau khi chẩn đoán, điều trị bệnh sẽ gồm nhiều thuốc phối hợp như: Thuốc bao vết loét, thuốc kháng acid dạ dày, thuốc trung hòa acid, thuốc giãn cơ – giảm đau, kháng sinh. Các nhóm thuốc này thường có tác dụng phụ và có nguy cơ bị kháng thuốc (với thuốc kháng sinh). Ngày nay các chuyên gia đầu ngành đều cho rằng để điều trị dứt điểm bệnh viêm loét dạ dày (vị quản thống) nên kết hợp Đông Y và Tây Y, để tạo sự cân bằng tốt nhất cho sức khỏe của bệnh nhân, trong đó thuốc Đông Y thế hệ 2 là giải pháp mới điều trị hiệu quả viêm loét dạ dày và hạn chế tái phát bệnh.

Ngô Khánh
Theo Đời sống Plus/GĐVN //