Những nguyên nhân có thể gây ra cơn đau bụng cấp tính
Đau bụng cấp tính được mô tả là một cơn đau bụng dữ dội khởi phát đột ngột. Việc xác định sớm và chính xác nguyên nhân có ý nghĩa quan trọng trong việc điều trị kịp thời, hiệu quả.
Đau bụng cấp tính là cơn đau bụng dữ dội khởi phát đổi ngột
MỤC LỤC
Đau bụng cấp tính là gì?
Phân loại đau bụng cấp tính
Nguyên nhân gây đau bụng cấp
Xác định nguyên nhân gây đau bụng theo vị trí đau
Điều trị đau bụng cấp tính như thế nào?
Giảm cơn đau bụng do viêm đại tràng với thuốc đại tràng Đông y
Đau bụng cấp tính là gì?
Hội chứng đau bụng cấp tính được định nghĩa là sự khởi phát đột ngột của cơn đau bụng dữ dội trong thời gian dưới 24 giờ. Loại đau này có thể phát sinh từ nhiều nguyên nhân.
Cơn đau bụng kèm theo các triệu chứng khác như buồn nôn, nôn, sốt, đầy hơi, tiêu chảy, táo bón hoặc thay đổi thói quen đi tiêu.
Đau bụng cấp tính là một trong những trường hợp cấp cứu y tế phổ biến nhất, có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, giới tính và hoàn cảnh.
Dấu hiệu và triệu chứng nghiêm trọng bao gồm:
- Cơn đau đi kèm với khó thở, chóng mặt, nôn mửa hoặc sốt cao
- Đau lan đến ngực, cổ hoặc vai
- Nôn ra máu
- Chảy máu âm đạo cùng với cơn đau
- Phân hoặc nước tiểu có lẫn máu
Đau bụng cấp tính là tình trạng đau đột ngột, dữ dội
Phân loại đau bụng cấp tính
Có ba loại đau chính:
- Đau tạng: do kích thích hệ thần kinh tự chủ, vị trí đau không khu trú.
- Đau phúc mạc: do kích thích thần kinh ở phúc mạc, vị trí đau thường khu trú.
- Đau liên quan: đau xảy ra ở vị trí xa cơ quan bị ảnh hưởng, có thể do được chi phối bởi cùng một dây thần kinh (ví dụ: đau thượng vị ở bệnh nhân có hội chứng động mạch vành cấp, đau liên quan ở vùng vai do máu hoặc nhiễm trùng kích thích cơ hoành...)
Nguyên nhân gây đau bụng cấp
Đau bụng có thể xuất phát từ nhiều tình trạng bệnh lý khác nhau, bao gồm từ hệ tiêu hóa, hệ tiết niệu sinh dục, hệ tim mạch, hệ hô hấp… Dựa vào vị trí tổn thương, người ta chia nguyên nhân gây đau bụng cấp thành 2 loại: nguyên nhân trong ổ bụng và ngoài ổ bụng.
Nguyên nhân trong ổ bụng
Viêm phúc mạc do bệnh lý hay tổn thương của các tạng trong ổ bụng và vùng chậu: viêm tụy cấp, viêm ruột thừa cấp...
Tắc nghẽn đường ruột, niệu quản hay đường mật: tắc ruột, cơn đau quặn thận, sỏi đường mật...
Bệnh lý sản phụ khoa: thai ngoài tử cung, u nang buồng trứng xoắn...
Rối loạn mạch máu: nhồi máu ruột, bóc tách hay vỡ phình động mạch chủ bụng...
Những nguyên nhân ngoài ổ bụng
Rối loạn chuyển hóa: nhiễm ceton acid ở bệnh nhân đái tháo đường, bệnh tự miễn, cơn tán huyết trong bệnh hồng cầu hình liềm, rối loạn chuyển hóa porphyrin...
Rối loạn thần kinh: zona, đau thành bụng do chấn thương, thoát vị đĩa đệm cột sống lưng.
Bệnh lý vùng ngực: viêm phổi, thuyên tắc phổi, hội chứng động mạch vành cấp...
Bệnh lý thực quản cũng có thể có triệu chứng đau bụng mơ hồ, buồn nôn, ói, vã mồ hôi...
Xác định nguyên nhân gây đau bụng theo vị trí đau
Khi thăm khám lâm sàng, ổ bụng được phân thành: 1⁄4 trên phải, 1⁄4 dưới phải, 1⁄4 trên trái, 1⁄4 dưới trái, vùng thượng vị và hạ vị.
Xác định nguyên nhân đau bụng theo vị trí đau
Dựa vào vị trí đau của người bệnh, cũng có thế giúp xác định tương đối vấn đề mà họ gặp phải:
Đau vùng thượng vị
- Chứng khó tiêu
- Trào ngược dạ dày thực quản
- Viêm tụy cấp
- Viêm loét dạ dày tá tràng
- Nhồi máu cơ tim
Vị trí đau ở 1⁄4 trên phải
- Bệnh túi mật, đường mật
- Viêm gan
- Gan to (do nhiều nguyên nhân)
Đau ở 1⁄4 dưới phải
- Viêm ruột thừa
- Bệnh Crohn
- Bệnh phụ khoa: nang buồng trứng vỡ, thai ngoài tử cung, viêm nhiễm vùng chậu, có thai.
- Viêm túi thừa Meckel
- Sỏi niệu quản
Đau ở 1⁄4 trên trái
- Viêm phổi
- Cơn tán huyết của bệnh hồng cầu hình liềm Lymphoma
- Lách to do EBV
- Viêm dạ dày
Vị trí đau ở 1⁄4 dưới trái
- Viêm túi thừa
- Tắc ruột
- Viêm đại tràng do thiếu máu cục bộ
- Viêm đại tràng do loét
- Sỏi niệu quản
- Đau vùng hạ vị
- Viêm bàng quang
- Viêm tiền liệt tuyến
- Nhóm bệnh phụ khoa
Đau khắp bụng
- Chấn thương thành bụng
- Táo bón
- Tiêu chảy mạn
- Hội chứng ruột kích thích
- Bệnh đại tràng do viêm
- Viêm dạ dày ruột/ tiêu chảy nhiễm trùng
- Thủng ruột
- Phình bóc tách động mạch chủ bụng…
Điều trị đau bụng cấp tính như thế nào?
Điều trị bụng cấp phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản của tình trạng này.
Vì đau bụng cấp tính là một tình trạng cấp cứu y tế, việc đánh giá và can thiệp cần phải nhanh chóng, kịp thời. Điều này quyết định tới hiệu quả điều trị cũng như ngăn ngừa các biến chứng.
Một số phương pháp điều trị phổ biến cho tình trạng đau bụng cấp tính:
Chăm sóc hỗ trợ
Các biện pháp hỗ trợ có thể được thực hiện để ổn định tình trạng bệnh nhân và giảm bớt các triệu chứng trong khi tiến hành xác định nguyên nhân.
Chúng bao gồm dịch truyền tĩnh mạch để ngăn ngừa mất nước, kiểm soát cơn đau để giảm bớt sự khó chịu và theo dõi các dấu hiệu quan trọng.
Trong khi chờ đợi có kết quả chẩn đoán xác định, bệnh nhân không nên ăn uống gì. Có thể truyền một chai muối hoặc Lactat Ringer trong trường hợp cần thiết.
Thuốc
Thuốc kháng sinh được dùng trong trường hợp có nhiễm trùng. Chẳng hạn như trong các trường hợp viêm ruột thừa hoặc viêm túi thừa.
Thuốc giảm đau dùng để giảm đau bụng.
Thuốc chống nôn có thể được kê để kiểm soát tình trạng buồn nôn và nôn.
Can thiệp phẫu thuật
Nhiều nguyên nhân cơ bản của đau bụng cấp tính cần phải được can thiệp phẫu thuật để giải quyết.
Bao gồm: viêm ruột thừa, viêm túi mật, thoát vị, cắt bỏ ruột…
Can thiệp không phẫu thuật
Các can thiệp không phẫu thuật như nội soi hoặc can thiệp X quang có thể giúp giải quyết một số nguyên nhân gây bụng cấp tính.
Phổ biến nhất là loét chảy máu hoặc các biến chứng liên quan đến sỏi mật.
Điều trị tình trạng tiềm ẩn
Một khi nguyên nhân cơ bản của đau bụng cấp tính đã được xác định, có thể cần điều trị bổ sung để giải quyết tình trạng cơ bản và ngăn ngừa tái phát.
Điều này có thể bao gồm thay đổi lối sống, thay đổi chế độ ăn uống, quản lý thuốc hoặc theo dõi y tế liên tục.
Các lựa chọn điều trị cần phải được xác định dựa trên yếu tố nguy cơ, tình trạng sức khỏe và khả năng tái phát trong từng trường hợp cụ thể.
Giảm cơn đau bụng do viêm đại tràng với thuốc đại tràng Đông y
Đau bụng do viêm đại tràng trong Đông y gọi là chứng phúc thống hoặc đại tràng ung.
Bệnh thường do thấp và phong hàn xâm nhập khiến cho đại tràng bị tổn thương, chức năng tiêu hóa và bài tiết bị ảnh hưởng.
Các bài thuốc chữa bệnh đại tràng ngoài điều trị triệu chứng còn có khả năng bổ tỳ kiện vị, ôn trung, hóa thấp và nâng cao khả năng phòng vệ của cơ thể.
Đông y có bài thuốc đại tràng với tác dụng hành khí, hoà vị, giáng nghịch, chỉ thống, thường dùng trong các trường hợp viêm đại tràng, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng đau bụng, sôi bụng, chướng bụng, ăn không tiêu, phân sống…
Bài thuốc đại tràng Đông y đã được chuyển giao sản xuất tại nhà máy dược phẩm chuẩn GMP-WHO, tạo nên Thuốc Đại Tràng Đông y dạng viên nén tiện dụng.
Thuốc Đại Tràng Đông y dạng viên nén (ví dụ Đại Tràng Nhất Nhất) hiện có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc, người bị đau bụng do bệnh đại tràng có thể tham khảo sử dụng.
Sản xuất từ thảo dược, tại nhà máy chuẩn GMP-WHO, thuốc ĐẠI TRÀNG NHẤT NHẤT
Tác dụng - Chỉ định: Liều dùng - Cách dùng: Nên uống vào lúc đói Chống chỉ định: Trẻ em dưới 30 tháng tuổi, trẻ em có tiền sử động kinh hoặc co giật do sốt cao. Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú: Thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ có thai. Số giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc: 20/2022/XNQC/YDCT ngày 10/10/2022 |