Những câu hỏi thường gặp về thụ tinh nhân tạo (IUI)
Kỹ thuật thụ tinh nhân tạo IUI là một trong những biện pháp hữu hiệu giúp các cặp vợ chồng có con như ý muốn. Tuy nhiên với một số cặp vợ chồng mới lần đầu thử phương pháp này sẽ có rất nhiều băn khoăn.
IUI là phương pháp thụ tinh nhân tạo bằng cách đưa một catheter rất nhỏ, mềm, mảnh đi qua cổ tử cung và bơm tinh trùng đã lọc rửa vào buồng tử cung để tăng cơ hội thụ thai.
Dưới đây là những câu hỏi thường gặp nhất về phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm IUI.
Câu hỏi 1: Tinh trùng được lấy ở đâu và bao lâu trước khi làm IUI?
Thông thường mẫu được lấy bằng cách xuất tinh vào lọ vô khuẩn, hay bao cao su (Condom) đặc chủng. Sau đó đưa vào phòng thí nghiệm trước 1-2 giờ (trong khoảng thời gian li giải). Tinh dịch được lấy tại nhà, phòng thí nghiệm, nhà tắm, hay phòng riêng.
Có vấn đề cản trở là từ khi mẫu đưa lọc rửa và khi nào thì bơm. Thời gian phụ thuộc vào kỹ thuật lọc rửa, khoảng 30phút- 2giờ, thủ thuật làm giàu tinh trùng được thực hiện ngay sau lọc rửa.
Câu hỏi 2: Tỷ lệ thành công của IUI?
Tỷ lệ thành công phụ thuộc vào chất lượng tinh trùng và noãn. Nếu tinh trùng đảm bảo chất lượng, chu kỳ tự nhiên tỷ lệ thành công chỉ 6%. Nếu sử dụng thuốc kích thích nang noãn (để có nhiều nang trong 1 chu kỳ), tỷ lệ thành công có thể đạt 26%.
Câu hỏi 3: Làm IUI người phụ nữ có cảm giác thế nào?
Đa số những người được làm IUI đều lo lắng về việc làm thủ thuật và băn khoăn việc làm thủ thuật có gây đau đớn hay không? Trên thực tế, đa số những người từng thực hiện đều có câu trả lời là không đau tuy nhiên họ có cảm giác hơi tức phần bụng dưới.
Câu hỏi 4: Tinh trùng lọc rửa sống được bao lâu?
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng tinh trùng lọc rửa có thể sống được 24 - 72h, tuy thế nhưng sau 24h, chất lượng giảm đáng kể. Tinh trùng có khả năng cao nhất xuyên qua màng noãn để thụ thai là 6 -12h sau phóng noãn. Có nghiên cứu phát hiện tinh trùng có thể sống 05 ngày trong dịch nhầy đường sinh dục.
Câu hỏi 5: Có phải nằm sau IUI hay không ?
Nên nằm nghỉ 1 khoảng thời gian ngắn sau khi bơm tinh trùng. Theo lý thuyết thời gian nằm nghỉ sau IUI khoảng 15 phút là đủ. Nhưng trên thực tế, các trường hợp làm IUI đều cho bệnh nhân nằm khoảng 2-3h trên giường chuyên dụng, mông nâng cao.
IUI là phương pháp thụ tinh nhân tạo bằng cách đưa một catheter đi qua cổ tử cung và bơm tinh trùng vào buồng tử cung để tăng cơ hội thụ thai
Câu hỏi 6: Có cần nghỉ ngơi những ngày sau IUI không ?
Hầu như không cần, trừ khi bạn cảm thấy căng tức bụng hoặc cảm thấy không khỏe, bạn có thể nghỉ ngơi một thời gian. Nhiều bác sĩ khuyên người bệnh nên giảm hoạt động thể thao và tránh làm nặng trong giai đoạn hoàng thể với hy vọng sẽ tăng khả năng có thai. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào chứng minh điều đó là hoàn toàn cần thiết.
Câu hỏi 7: Kiêng giao hợp bao lâu trước khi IUI ?
Thời gian kiêng giao hợp tốt nhất là từ 3 - 5 ngày. Đây là khoảng thời gian tốt nhất về khả năng sống và di động của tinh trùng.
Câu hỏi 8: Sau IUI bao lâu thì giao hợp được ?
Có hay không giao hợp cũng được vì không làm tăng tỉ lệ có thai. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân có ra huyết do khi thực hiện thủ thuật thì thường nên đợi khoảng 48 giờ sau mới giao hợp. Thông thường, bạn có thể giao hợp sau IUI một thời gian. Trên thực tế, phần lớn bác sĩ cho rằng giao hợp được sau IUI, như thế sẽ làm cho phóng noãn hoàn toàn. Nếu có chảy máu sau IUI, nên giao hợp sau 48 giờ.
Câu hỏi 9: Tinh trùng có chảy ra ngoài sau IUI ?
Nếu cô đặc tinh trùng ở một thể tích nhỏ (<0.5ml ) tinh trùng đã được bơm vào trong buồng tử cung thường không chảy ngược ra ngoài. Tuy nhiên, người bệnh có cảm giác ướt ở âm đạo sau khi IUI là có thể do catheter tác động làm lỏng dịch nhầy ở cổ tử cung bị chảy ra ngoài hoặc do nước muối sinh lý dùng lau rửa âm đạo và cổ tử cung.
Trên thực tế, do gập góc catheter hoặc cấu trúc đặc biệt của tư thế tử cung mà tinh trùng có thể chảy ra âm dạo, có một số bác sĩ đề xuất nên chăng chụp mũ cổ tử cung sau thủ thuật, nhưng thực tế là không cần.
Câu hỏi 10: Tỉ lệ có thai cao nhất khi số nang noãn là bao nhiêu ?
Trung bình số nang noãn lý tưởng để đạt tỉ lệ có thai cao nhất là từ 3 - 4 nang. Nếu số nang nhiều hơn nữa có thể sẽ tăng tỉ lệ có thai nhưng tỉ lệ đa thai cũng tăng theo. Hơn 1500 chu kỳ được thực hiện tại Bệnh viện chuyên khoa Nam học và Hiếm muộn Hà nội, người có thai nhiều nhất là 3, một số thai đôi, phần lớn là 1 thai.
Câu hỏi 11: Tinh trùng với số lượng bao nhiêu để làm IUI?
Tỷ lệ có thai thấp khi số lượng tinh trùng sau lọc dưới 5 triệu, trên 10 triệu cho lệ thành công cao, nếu 20 - 30 triệu thì tỷ lệ thành công rất cao.
Câu hỏi 12: Sau mấy lần làm IUI không thành công thì chuyển sang làm thụ tinh ống nghiệm (IVF)?
Có thể 3 - 4 chu kỳ uống clomid và 3-4 chu kỳ sử dụng thuốc tiêm mà chưa có thai.
Câu hỏi 13: Có thể làm IUI tại nhà được không?
Không- vì điều kiện vệ sinh không đảm bảo, tinh trùng phải lọc rửa để loại trừ nguy cơ nhiễm khuẩn và loại bỏ tinh tương. Nhưng bơm tinh trùng vào âm đạo thì có thể làm tại nhà được, nhưng tỷ lệ thành công không cao hơn giao hợp.
Thụ tinh nhân tạo IUI được thực hiện khi chất lượng tinh trùng yếu kém
Câu hỏi 14: Sau IUI có hay bị chảy máu không?
Chảy máu âm đạo thường không sảy ra, nhưng vẫn có vì cặp cổ tử cung hay cổ tử cung bị thương tổn, hơn nữa trong thời điểm phóng noãn, nhiều chị em có thể ra ít huyết.
Câu hỏi 15: Bao lâu thì biết có thai hay không?
Thường 6-12 ngày sau thủ thuật hoặc quá kinh mà thử bằng que thử thai nhanh. .
Câu hỏi 16: Giá cho 1 lần làm IUI là bao nhiêu ?
Chi phí để điều trị IUI khá đa dạng và tùy thuộc vào số lượng thuốc cần sử dụng, nơi thực hiện và có được bảo hiểm y tế hỗ trợ chi trả hay không.
Tại Việt Nam, mức phí trung bình cho một lộ trình điều trị IUI qua các bước dao động từ 10 triệu đến 20 triệu. Trong trường hợp cần sử dụng tinh trùng được hiến tặng, chi phí này có thể sẽ tăng thêm.
Câu hỏi 17: Trong chu kỳ IUI theo dõi những gì?
Thử máu, siêu âm nang noãn vào ngày thứ 9- 11- 13 chu kỳ kinh và làm xét nghiệm E2 vào ngày tiêm thuốc phóng noãn để đánh giá chất lượng nang noãn giúp tiên lượng thành công.
Câu hỏi 18: Những rủi ro khi làm IUI?
Khó chịu bụng dưới, nhất là khi cặp cổ tử cung có thể chảy ít máu. Có thể mắc bệnh lây qua đường tình dục (TSD); ít khi gặp quá kích buồng trứng, nếu có gặp thường ở mức độ nhẹ.
Câu hỏi 19: Có thể phải dùng thuốc giảm đau trước và sau thủ thuật không?
Phần lớn là không; nếu thương tổn cổ tử cung, sử dụng ibuprofen and naproxen (NSAIDS).
Câu hỏi 20: Tại sao lại phải lọc rửa tinh trùng ?
Lọc rửa tinh trùng còn gọi là chuẩn bị tinh trùng; là kỹ thuật phòng xét nghiệm chuẩn bị mẫu tinh trùng từ tinh dịch, tạo tinh trùng bơi từ không bơi,hoặc bơi kém dùng để hỗ trợ sinh sản (IUI, IVF).
Kỹ thuật rửa tinh trùng để mẫu tinh dịch gần như bình thường sau xuất tinh và li giải hoàn toàn. Qui trình lọc rửa tinh trùng được lập lại tối đa 2-3 lần. Lần rửa cuối cùng hút bỏ ở trên để lại 0.5cc làm IUI. Hoặc chuẩn bị tinh trùng theo kỹ thuật "Sperm Rise" hoặc "Swim-up". Hay kỹ thuật Gradient
Lưu ý giấy tờ cần chuẩn bị: Giấy đăng ký kết hôn và Chứng minh nhân dân của 2 vợ chồng.