Những 'bí mật' kinh hoàng từ nước rửa tay khô
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh của Mỹ, đã có nhiều trường hợp trẻ bị kích ứng mắt, nôn mửa, đau bụng sau khi sử dụng nước rửa tay khô.
Một báocáo gần đây đã chỉ ra những mối nguy hiểm tiềm ấn trong việc sử dụng nước rửa tay khô. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh của Mỹ, đã có nhiều trường hợp trẻ bị kích ứng mắt, nôn mửa, đau bụng sau khi sử dụng nước rửa tay khô.
Theo báo cáo, trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến 2014 đó có 70.000 cuộc gọi điện tới đường dây nóng của Mỹ báo cáo về việc những trẻ nhỏ dưới 12 tuổi đã hít hoặc nuốt dung dịch nước rửa tay khô. Trong đó, có 4 trẻ rơi vào tình trạng hôn mê và ba trẻ bị động kinh. Ngoài ra, có 2 trường hợp đặc biệt nguy hiểm đó là trẻ rơi vào tình trạng ngừng thở tạm thời.
Có đến 91% số trẻ bị phơi nhiễm với nước rửa tay trong độ tuổi từ 5 tuổi trở xuống là do vô tình tiếp xúc với sản phẩm này. Tuy nhiên, đối với trẻ em từ 6 đến 12, 15% trường hợp lạm dụng nước rửa tay khô. Nước rửa tay khô chứa cồn hiện đang được nhiều người tin dùng bởi sự tiện lợi. Tuy nhiên, cùng liệt kê những khuyết điểm ít người biết của loại nước rửa tay này.
Không diệt sạch vi khuẩn
Các chuyên gia đã chỉ ra rằng, nước rửa tay khô có tác dụng diệt khuẩn nhưng không phải tất cả các loại vi khuẩn đều bị "đánh bại". Đối với các vết bẩn hữu cơ, việc rửa tay bằng dung dịch không dùng nước không có hiệu quả, nó không thể loại bỏ được các vết bẩn hữu cơ lớn và bám chặt trên da. Trong khi đó, việc rửa tay bằng nước và xà phòng thông thường hay xà phòng diệt khuẩn có thể tiêu diệt tới 60-100% các loại vi khuẩn bởi chúng hầu hết bị trôi theo dòng nước.
Rất nhiều người có thói quen sử dụng nước rửa tay khô
Làm hại da tay
Để diệt được vi khuẩn mà không cần nước, các dung dịch này phải cần tới hàng loạt hóa chất có thể gây tác dụng không tốt cho người dùng. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng nước rửa tay chứa chất kháng khuẩn tốt nhất cần phải chứa ít nhất 30% chất cồn.
Cồn sẽ phá hủy lớp vỏ bọc bảo vệ virus, làm cho chúng bị tê liệt và do đó ngăn ngừa bệnh phát triển. Chất cồn nếu lạm dụng sẽ làm cho da khô, nứt nẻ, điều đó lại giúp virus thâm nhập cơ thể thuận lợi hơn. Sau vài tuần sử dụng nước rửa tay khô thường xuyên, biểu hiện thường thấy là tay ngứa, da tay có dấu hiệu khô và bàn tay ửng đỏ, đau rát khó chịu.
Gây rối loạn chức năng cơ thể
Trong các dung dịch rửa tay khô còn chứa Triclosan - một chất hóa học có đặc tính kháng khuẩn. Chất này đã được chứng minh là có nguy cơ làm rối loạn nội tiết, gián đoạn chức năng hoạt động của hệ thống miễn dịch và góp phần vào việc kháng thuốc kháng sinh ở người. Ngoài ra nước rửa tay khô còn có thể chứa các chất gốc Paraben - dùng để bảo quản các loại hóa mỹ phẩm, tiêu diệt các loại nấm mốc, vi khuẩn trong sản phẩm.
Những chất này có thể gây dị ứng da và niêm mạc nếu dùng ngoài da, có liên quan đến sự rối loạn nội tiết, kích ứng da, ảnh hưởng đến hệ sinh sản của 2 giới, làm suy giảm miễn dịch và là nguyên nhân gây ung thư vú. Bên cạnh đó, hầu hết các loại dung dịch rửa tay đều có các chất hóa học tạo mùi nhân tạo có thể gây các phản ứng dị ứng, viêm da, suy hô hấp, rối loạn nội tiết và tác động tiêu cực đến hệ thống sinh sản.