Nguyên tắc dùng tỏi bạn nhất định phải nhớ để không "tiền mất tật mang"

11-04-2017 11:30:01

Ăn tỏi sống có lợi vì chất allicin có thể được xem là chất kháng sinh tự nhiên có khả năng tiêu diệt các vi khuẩn trong khoang miệng. Tuy nhiên ăn như thế nào thì không phải ai cũng biết cách.

Trong tỏi có rất nhiều allicin, một loại chất rất tốt cho sức khỏe nhưng lại không hiện diện trong tỏi tươi mà chỉ được tạo thành khi tỏi được xắt lát hoặc đập dập (do enzyme alliinase sẽ hoạt động trên alliin và chuyển chất này thành allicin). Với cách sử dụng này thì dù nấu chín tỏi vẫn duy trì được 50-60% tác dụng dược lý của chúng.

Tuy nhiên allicin là chất không bền nên dễ dàng bị phân hủy nhanh chóng và tạo thành các hợp phần khác. Vì vậy nấu nướng, để tỏi quá già hoặc tác động của các yếu tố khác cũng có thể phá hủy allicin.

Freeman và Kodera (1995, Journal of Agricultural and Food Chemistry) cho rằng khoảng 90% allicin có khả năng duy trì sau khi ủ ở nhiệt độ 370C trong 5 giờ trong điều kiện pH 1.2 và 7.5. Các chuyên gia khác khẳng định allicin có trong tỏi không bị phân hủy trong điều kiện nhiệt độ sôi trong ba phút hay trong lò nướng ở nhiệt độ khoảng 2050C.

Các cách sử dụng tỏi hiệu quả và phổ biến nhất là sử dụng tỏi tươi, có thể ăn sống hoặc cho vào nước chấm, tỏi ngâm giấm hoặc rượu tỏi.

Trong quá trình sử dụng tỏi để ăn cũng như chăm sóc sức khỏe, người dùng hãy tuân thủ nguyên tắc “8 không” này giúp bạn tận dụng tối đa công hiệu của tỏi và tránh được cảnh “tiền mất, tật mang” vì những tác dụng phụ không mong muốn.

Tỏi rất tốt nhưng không phải ai cũng biết cách dùng

CÁCH ĐẮP TỎI VÀO GAN BÀN CHÂN TRỊ CÚM

1. Không ăn tỏi khi đang mắc bệnh về mắt

Trung y có câu: “Tỏi có trăm cái lợi, duy chỉ hại con mắt”. Bởi loại củ này có một phần thành phần gây kích thích màng nhầy và mô kết mạc của mắt nên những người thị lực yếu và đang mắc các bệnh về mắt được khuyến cáo nên hạn chế ăn tỏi.

2. Không ăn tỏi khi đang bị đi tả

Với người bình thường, ăn tỏi sống đặc biệt có lợi đối với dạ dày. Nhưng với các đối tượng đang trong thời gian mắc bệnh tả, tỏi lại lại là thực phẩm nên tránh xa.

Nguyên nhân là bởi allicin trong tỏi làm tăng sự kích thích thành ruột, dẫn tới tình trạng nghẽn mạch máu, phù nề, có thể khiến bệnh tình trở nặng hoặc xảy ra biến chứng không mong muốn.

3. Không ăn tỏi với các loại thực phẩm kiêng kỵ

Những loại thực phẩm tuyệt đối không nên ăn với tỏi bao gồm: Thịt gà, trứng, cá trắm, thịt chó.

Tỏi kết hợp với thịt gà sẽ dẫn tới kiết lỵ, ăn cùng trứng sẽ tạo thành chất độc. Tương tự như vậy, cá trắm nấu cùng tỏi khi ăn sẽ dễ dẫn tới tình trạng chướng bụng. Tỏi ăn cùng thịt chó sẽ bị chứng khó tiêu.

4. Không ăn tỏi khi đói bụng

Ăn tỏi lúc đang đói hoặc chỉ ăn tỏi mà không ăn kèm các loại thực phẩm khác thì rất dễ dẫn đến loét dạ dày. Bởi chất allicin (một thành phần của tỏi) dễ khiến cho tính kháng sinh trong tỏi phát tác, dẫn đến nóng trong dạ dày.

5. Không ăn tỏi nếu bị dị ứng hoặc khó tiêu hóa

Có những người không ăn được tỏi bởi lý do hoặc là dị ứng hoặc không tiêu hóa được. Vì vậy, nếu ăn tỏi mà thấy các dấu hiệu như ợ nóng, đầy hơi… thì rất có thể bạn đã bị dị ứng với tỏi, tốt nhất nên ngưng ăn tỏi. Trường hợp dị ứng tỏi nghiêm trọng cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.

Sở hữu vị cay, tính nóng, tỏi không thích hợp với những người dễ dị ứng hoặc tiêu hóa kém. (Ảnh minh họa)

TỎI RẤT TỐT CHO BỆNH MỠ MÁU

6. Không ăn tỏi nếu có tiền sử mắc các bệnh về gan

Nhiều người cho rằng tỏi có tác dụng chuẩn khuẩn, ăn nhiều có thể phòng bệnh viêm gan. Thậm chí, có người sau khi mắc bệnh gan vẫn kiên trì ăn tỏi hằng ngày. Đây là cách làm “lợi bất cập hại”.

Danh y nổi tiếng Trung Quốc Lý Thời Trân từng viết: “Tỏi ăn lâu dài sẽ tổn thương gan”. Nguyên nhân là do loại củ này có vị cay, tính nóng, gây kích thích mạnh.

Người mắc bệnh gan (đặc biệt là các đối tượng bị nóng gan) ăn tỏi sẽ càng nóng hơn, lâu ngày dẫn tới nhiều tổn thương đối với cơ quan này.

7. Không ăn tỏi khi đang mắc bệnh nặng

Giống như ớt và nhiều loại gia vị cay khác, tỏi có một vài tác dụng phụ đối với những người bị bệnh nặng và đang sử dụng thuốc.

Không ăn tỏi khi đang sử dụng thuốc: Trong trường hợp đang uống một số loại thuốc như thuốc chống đông máu, thuốc điều trị HIV/AIDS… người bệnh không nên ăn tỏi, vì nó có thể tạo ra một số tác hại cho sức khỏe.

8. Không ăn tỏi nếu có thể trạng suy yếu

Theo kinh nghiệm của cổ nhân, ăn quá nhiều tỏi sẽ làm tiêu tan khí huyết. Cuốn “Thảo mộc tòng tâm” của Trung Hoa từng ghi chép: “Tỏi cay, nóng, có độc, khiến sinh đờm, phát nhiệt, loãng khí, hao máu. Người thể trạng suy yếu, nóng trong thì chớ nên ăn.”

9. Không ăn tỏi quá nhiều

Tỏi tuy tốt, nhưng không nên ăn quá nhiều hoặc quá thường xuyên. Mỗi ngày chỉ nên dùng tối đa không quá 10g tỏi là đủ.

Tỏi được xếp vào nhóm gia vị cay, ăn nhiều có thể làm mất tính cân bằng trong môi trường dạ dày, dẫn tới chứng chán ăn, mệt mỏi, giảm cân, thậm chí còn ảnh hưởng tới thận, tổn thương khí huyết và tăng nguy cơ vô sinh ở nam giới.

10. Có nên nấu chín tỏi?

Bạn có thể dùng tỏi đã nấu chín như một gia vị cho món ăn của mình. Tuy nhiên, việc nấu chín đã phá hủy thành phần hoạt chất của tỏi - allicin.

Allicin là một trong những hợp chất chứa lưu huỳnh trong tỏi được gọi chung là thiosulfinates. Allicin được kích hoạt khi nhai, cắt hoặc nghiền tỏi sống.

Nhưng, nó bị vô hiệu hóa bởi nhiệt độ, đó là lý do tại sao khi làm chín tỏi tỏi sẽ làm giảm khả năng chữa bệnh của tỏi.

Để tỏi vẫn giữ được tác dụng chữa bệnh khi dùng tỏi để nấu ăn bạn nên lưu ý như sau: nghiền nát tỏi, đợi ít nhất 10 phút sau mới cho vào nấu ăn.

Điều này sẽ tăng thêm sự hình thành của chất allicin, đảm bảo sự tổng hợp tối đa của allicin và cũng làm cho nó chịu nhiệt tốt hơn. Sau đó đun lửa nhỏ trong thời gian ngắn khoảng 15 phút.

Cách ăn chay đúng

 

Quỳnh Anh (T/H)
Theo Đời sống Plus //