Nguyên nhân và cách xử lý dị ứng da mặt an toàn
Dị ứng da mặt là nỗi ám ảnh của nhiều người, bởi nó ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục dị ứng da mặt hiêu quả và an toàn.
Cách xử lý dị ứng da mặt an toàn và hiệu quả
MỤC LỤC:
Dị ứng da mặt là gì?
Nguyên nhân dị ứng da mặt
Các loại dị ứng da mặt
Cách xử lý dị ứng da mặt
Ngăn ngừa dị ứng da mặt với sữa rửa mặt cho da nhạy cảm
Dị ứng da mặt là gì?
Dị ứng da mặt là một trong những vấn đề hay gặp nhất trên da, là nguyên nhân gây ra các phản ứng da nghiêm trọng.
Khác với các trường hợp dị ứng khác, dị ứng da mặt thường không xảy ra ngay lập tức mà xuất hiện sau từ một đến ba ngày.
Nguyên nhân dị ứng da mặt
Dị ứng da mặt là một tương tác phức tạp giữa phản ứng miễn dịch của hàng rào bảo vệ da với các yếu tố môi trường như như chất gây dị ứng và vi khuẩn.
Các tác nhân gây dị ứng chính bao gồm:
- Da nhạy cảm
- Vệ sinh da mặt sai cách
- Dị ứng mỹ phẩm
- Dị ứng thức ăn
- Môi trường sống ô nhiễm
Dị ứng da mặt là một trong những tình trạng phổ biến trên da
Các loại dị ứng da mặt
Bốn 4 loại rối loạn dị ứng da chính bao gồm: bệnh chàm tiếp xúc, viêm da tiếp xúc, nổi mề đay và sưng tấy.
Bệnh chàm
Chàm là tình trạng phát ban trên da gây ngứa, sưng đỏ và viêm, thường gặp nhất ở trẻ nhỏ.
Phát ban thường xảy ra ở các vùng da bị uốn cong, ví dụ bên trong khuỷu tay, phía sau đầu gối và phía trước cổ. Trong một số ít trường hợp, bệnh chàm cũng có thể xuất hiện ở mặt.
Da có thể bị đau rát dữ dội trong giai đoạn bùng phát. Nếu bệnh kéo dài, da cuối cùng có thể trở nên dày, đổi màu hoặc gây sẹo.
Viêm da tiếp xúc
Viêm da tiếp xúc xảy ra khi có tiếp xúc trực tiếp giữa da và các chất kích thích, chất gây dị ứng hoặc cả hai.
Chúng bao gồm: mỹ phẩm, thuốc nhuộm tóc, kim loại như niken, thuốc bôi hoặc vật liệu nha khoa…
Phát ban đỏ và da sần sùi, có vảy, ngứa hoặc sưng tấy tại điểm tiếp xúc là các triệu chứng thường gặp nhất.
Nổi mề đay
Nổi mề đay (mày đay) là tình trạng phát ban gây ngứa và sưng tấy trên da biểu hiện bởi các vết ban màu đỏ hoặc màu da.
Ban da có thể có nhiều hình dạng và kích cỡ khác nhau, xuất hiện trong vài phút đến vài giờ, nhưng thường không quá 48 giờ.
Sưng tấy
Sưng tấy còn được gọi là phù mạch. Khác với phát ban, các vết sưng tấy thường xuất hiện dưới da. Phù mạch có thể xuất hiện cùng với viêm da tiếp xúc hoặc bệnh chàm.
Trong một vài trường hợp, sưng tấy nghiêm trọng quanh cổ họng có thể gây cản trở đường thở và dẫn đến sốc phản vệ. Đây là tình trạng nguy hiểm và cần được cấp cứu y tế kịp thời.
Cách xử lý dị ứng da mặt
Tránh tiếp xúc với nguyên nhân gây dị ứng
Cách tốt nhất để điều trị tình trạng dị ứng là tránh sử dụng và tiếp xúc với các tác nhân nghi ngờ.
Trong trường hợp cần thiết, bạn có thể làm các xét nghiệm để xác định nguyên nhân cụ thể.
Test dị ứng nhằm xác định tác nhân gây dị ứng
Sử dụng thuốc điều trị cho da mặt dị ứng mẩn đỏ
Dị ứng da mặt có thể được điều trị bằng:
- Thuốc kháng histamine
- Thuốc chống viêm steroid
- Kem hoặc thuốc mỡ bôi ngứa
- Liệu pháp miễn dịch
Thuốc điều trị dị ứng có thể cải thiện và làm giảm các triệu chứng dị ứng trên da, tuy nhiên trong các trường hợp nặng, dị ứng có thể sẽ kéo dài trong nhiều tuần.
Khi đó, việc thăm khám để biết rõ mức độ bệnh và có phác đồ điều trị là điều vô cùng cần thiết.
Ngăn ngừa dị ứng da mặt với sữa rửa mặt cho da nhạy cảm
Với làn da thường xuyên bị dị ứng, các chuyên gia khuyên rằng bạn nên lựa chọn các loại sữa rửa mặt với công thức lành tính, không chứa chất gây dị ứng và hương liệu.
Sữa rửa mặt cho da nhạy cảm (ví dụ: Sữa rửa mặt Lenka) hiện có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc. Người có làn da nhạy cảm, hay bị kích ứng có thể tham khảo sử dụng.
Sữa rửa mặt Lenka - Sản phẩm được các bác sĩ da liễu khuyên dùng
|