Nguyên nhân và cách điều trị đau mỏi vai gáy khi ngủ dậy
Thường xuyên bị đau mỏi vai gáy khi ngủ dậy, có thể bạn đã bị hội chứng đau vai gáy do thiểu năng tuần hoàn. Nguyên nhân và cách điều trị trong trường hợp này là gì?
Nguyên nhân và cách điều trị đau mỏi vai gáy khi ngủ dậy
Nếu bạn thường xuyên bị đau mỏi vai gáy, đau khắp mình mẩy, nhiều khi đau lan xuống bả vai, làm tê mỏi cánh tay, cẳng tay và ngón tay khi mới ngủ dậy, rất có thể bạn đã bị hội chứng đau vai gáy do thiểu năng tuần hoàn. Bệnh kéo dài trong nhiều ngày, thậm chí nhiều tháng, gây ra cảm giác mệt mỏi, khó chịu, lo lắng cho người bệnh. Nguyên nhân và cách điều trị trong trường hợp này là gì?
Cơn đau mỏi vai gáy diễn ra như thế nào?
Các cơn đau mỏi vai gáy có các biểu hiện sau đây thì cần được chú ý:
- Cơn đau cổ vai gáy thường xuất hiện vào sáng sớm, khi vừa ngủ dậy. Mức độ đau tăng khi hoạt động mạnh hoặc ngồi làm việc trong thời gian dài và giảm dần lúc nghỉ ngơi.
- Cơn đau vai gáy lan sang những vùng lân cận như cổ, bả vai, cánh tay, lưng… Ở giai đoạn nặng, người bệnh có thể bị đau vai gáy tê tay, rối loạn cảm giác các chi, đau nửa đầu vai gáy, đau dây thần kinh vai gáy… làm hạn chế vận động và ảnh hưởng tới sinh hoạt hằng ngày.
- Cơn đau lan lên vùng đầu gây cảm giác hoa mắt, chóng mặt, ù tai, đau đầu… do lượng máu lưu thông lên não giảm. Nhiều trường hợp vì đau mỏi vai gáy mà bị mất ngủ triền miên, sức khỏe bị suy giảm trầm trọng.
- Cơn đau mỏi vai gáy khiến cổ bị cứng, khó cử động linh hoạt. Người bệnh đau vai gáy gặp khó khăn trong việc xoay cổ qua trái, qua phải, cúi xuống, ngẩng lên.
Triệu chứng đau vai gáy có thể xuất hiện trong thời gian ngắn hoặc kéo dài nhiều ngày. Thậm chí, trong một số trường hợp, tình trạng đau vai gáy có thể diễn ra trong nhiều tháng, làm giảm sút khả năng vận động của người bệnh.
Do đó, khi tình trạng đau vai gáy kéo dài, làm ảnh hưởng tới sinh hoạt và sức khỏe, người bệnh nên tới cơ sở chuyên khoa để được thăm khám, tìm ra nguyên nhân và chữa trị kịp thời. Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, quyết định đến việc có thể chữa dứt điểm tình trạng bệnh lý này hay không.
Cơn đau mỏi vai gáy khi ngủ dậy có thể gây nhiều biến chứng nghiêm trọng
Đối tượng nào dễ bị đau mỏi vai gáy khi ngủ dậy?
Các cơn đau mỏi vai gáy khi ngủ dậy thường xuất hiện ở tuổi trung niên, khi cơ thể, hệ mạch máu đã giảm tính dẻo dai, đàn hồi. Ngoài ra, bệnh cũng có thể bắt gặp ở những đối tượng trẻ tuổi hơn (dân văn phòng, lái xe, học sinh sinh viên…) do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bệnh cũng thường xuất hiện ở những người hay nằm nghiêng, co quắp, ngồi làm việc, sinh hoạt sai tư thế.
Nguyên nhân gây đau mỏi vai gáy khi ngủ dậy
Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến cơn đau mỏi vai gáy khi ngủ dậy:
- Bệnh lý: thoát vị đĩa đệm, thoái hóa xương cột sống, dị tật...
- Ngồi sai tư thế: ngồi làm việc, học tập sai tư thế hoặc tư thế cố định trong thời gian dài như tài xế, học sinh sinh viên, dân văn phòng… cũng dễ bị đau mỏi vai gáy.
- Giữ nguyên một tư thế khi nằm: khi ngủ nằm yên một tư thế quá lâu cũng làm tăng nguy cơ đau mỏi vai gáy.
- Người trung niên, người cao tuổi, người có sức khỏe yếu: việc trao đổi oxy và lưu thông máu trong cơ thể giảm cũng sẽ dễ bị đau nhức khi ngủ dậy.
- Bị nhiễm nóng lạnh đột ngột: làm giảm sự cung cấp oxy cho các tế bào cơ, gây thiếu máu cục bộ ở các cơ dẫn đến đau vai gáy.
- Tự phát: Đôi khi có những trường hợp đau vai gáy xuất hiện tự phát mà không có nguyên nhân rõ rệt.
- Thiểu năng tuần hoàn ngoại vi: đây là nguyên nhân phổ biến nhất nhưng lại ít được quan tâm.
Thiểu năng tuần hoàn ngoại vi khiến khí huyết ứ trệ, kém lưu thông, lượng máu đến vùng vai gáy cổ suy giảm gây đau mỏi vai gáy, tê đau cứng cổ. Đau khi thì âm ỉ, khi thì đau trội thành từng cơn, đau nhiều về ban đêm.
Đau thường lan lên vùng chẩm và lan xuống vai, các cánh tay (đặc biệt đau và tê tay tăng lên dữ dội khi giơ tay lên đầu, sang bên đối diện), cơ cổ co đau cứng gây khó khăn khi cúi xuống, nghiêng, quay đầu tự nhiên, gặp lạnh càng đau. Bệnh lâu ngày sẽ dẫn tới thiểu năng tuần hoàn não.
Thiểu năng tuần hoàn ngoại vi là nguyên nhân phổ biến gây đau mỏi vai gáy
Cách điều trị đau mỏi vai gáy khi ngủ dậy
Nếu bệnh nhẹ, cơn đau không kéo dài, bản thân người bệnh có thể tự điều trị bằng cách dùng cao dán hoặc dùng hai bàn tay xoa bóp, gõ, vuốt cho vùng cổ, vai, gáy nhiều lần để giảm đau. Không nên bẻ khớp cổ, cánh tay, vai kêu răng rắc. Khi bị đau vai, gáy nên nghỉ ngơi, hạn chế vận động ít ngày, bổ sung một số khoáng chất cho cơ thể như canxi, kali và các vitamin C, B, E; tắm nước ấm, xoa bóp giúp giãn cơ chỗ đau, tăng cường lưu thông máu trong cơ thể.
Chữa đau mỏi vai gáy bằng Tây y
- Sử dụng thuốc Tây: Những loại thuốc thường được sử dụng là thuốc giảm đau (paracetamol, tylenol 8H….), thuốc kháng viêm không steroid (diclofenac, meloxicam celecoxib,…), thuốc giãn cơ (mydocalm, myonal, diazepam), thuốc giãn cơ vân (myonal, mydocalm…).
- Phẫu thuật: Nếu cơn đau vai gáy không thuyên giảm và thuốc giảm đau không còn tác dụng thì biện pháp phẫu thuật sẽ được tiến hành. Có 2 hình thức phẫu thuật: dùng laser hoặc phẫu thuật hở.
- Kéo giãn cột sống: là những dụng cụ giúp hỗ trợ điều trị đau vai gáy và làm giảm các cơn đau nhức hiệu quả.
Điều trị dứt điểm đau vai gáy bằng Đông y
Hướng mới, hiệu quả vượt trội cho người thường xuyên bị đau mỏi vai gáy chính là tăng cường tuần hoàn tới khu vực này. Do vậy, các bài thuốc hoạt huyết sẽ có tác dụng nhất định trong việc điều trị đau mỏi vai gáy do thiểu năng tuần hoàn ngoại vi. Tuy nhiên, nếu chỉ sản xuất thuốc Đông y (hoạt huyết hay các thuốc khác) theo các bài trong sách thì khó mà có được sản phẩm hiệu quả vượt trội.
Dù rất hiếm, nhưng cũng có một số bài thuốc bí truyền hiệu quả vượt trội như bài hoạt huyết bí truyền của một lương y ở Tây Nguyên. Hiện bài thuốc này được chuyển giao cho Nhà máy dược phẩm hiện đại chuẩn GMP-WHO sản xuất thành viên nén tiện dụng, đã có mặt tại các hiệu thuốc.